Vụ thảm sát, nơi ít nhất 20 người thiệt mạng, đã khiến nước Mỹ rơi vào không khí tang thương nhưng cũng khơi dậy một cuộc tranh luận chính trị. Vụ việc là một dẫn chứng mới đối với những người ủng hộ kiểm soát súng - bao gồm cả những hy vọng mà Tổng thống Donald Trump đã từng bày tỏ bằng lời nói nhưng chưa có hành động thực chất nào.
Đa số các chính trị gia cấp cao đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân của vụ nổ súng, thay vì đổ lỗi cho Tổng thống hoặc chính quyền của ông, giống như đã từng làm sau vụ thảm sát nhà thờ Hồi giáo New Zealand hồi tháng 3 năm nay, khi từng cáo buộc nhà lãnh đạo nước Mỹ đã kích động bạo lực chống Hồi giáo bằng những hùng biện và tuyên bố công khai của bản thân ông trước đó.
Trong khi đó, một số ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 của đảng Dân chủ vẫn cố gắng kéo Tổng thống Trump vào vụ việc với vai trò là một người "lãnh đạo" chủ nghĩa da trắng - đang bị nghi là một lý do gây ra vụ nổ súng. Theo ứng viên đảng Dân chủ Pete Buttigieg, hầu hết khủng bố nội địa nhắm vào Hồi giáo đều được lấy cảm hứng từ chủ nghĩa da trắng và đó là lỗi của chính quyền Trump.
Nhiều người nhân vật nổi tiếng còn thẳng thắn đổ lỗi cho Tổng thống đã xúi giục bạo lực bằng những tuyên bố về biên giới lâu nay hay phân biệt chủng tộc mới đây. Chẳng hạn, nam diễn viên John Leguizamo lập luận rằng tài hùng biện của ông Trump "đã kích hoạt tất cả bạo lực này, chống lại cộng đồng Latinh".
Tuy nhiên, nhiều chính trị gia khác, như Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, thì tập trung hơn đến vấn đề sức khỏe tâm thần, thường được phát hiện nơi các thủ phạm trong nhiều vụ xả súng hàng loạt tại Mỹ.