Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam

Kinhtedothi – Chào mừng 93 năm Ngày thành lập MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), từ ngày 22 - 26/11, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”.

Sự kiện có sự tham gia của hơn 200 đồng bào của 15 dân tộc (gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Cơ Từ, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer) tại 13 địa phương có đồng bào tham gia hoạt động hàng ngày tại Làng.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam'' diễn ra từ 22 - 26/11.

Các hoạt động chính bao gồm Chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023; Ngày hội Trình diễn cây nêu; trình diễn, giao lưu VHTT&DL các dân tộc Việt Nam lần thứ II, năm 2023; triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023”.

Chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 dự kiến diễn ra ngày 23/11.

Ngày hội Trình diễn cây nêu, giao lưu Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc dự kiến từ ngày 22-26/11, gồm Liên hoan Văn nghệ quần chúng; trình diễn Trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa, truyền thống dân tộc tại địa phương gắn với cây nêu; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; triển lãm “Đặc trưng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Ngoài ra, trong khuôn khổ ngày hội còn có Không gian giới thiệu Văn hóa, lễ hội, du lịch của tỉnh Bắc Kạn diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại Không gian làng dân tộc Nùng, Khu các làng dân tộc I.

Bên cạnh đó, Làng còn tổ chức một số hoạt động khác như Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ (tại Khu các làng dân tộc III, làng dân tộc Khmer); Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên (Khu các làng dân tộc II, các làng dân tộc Ê Đê, Raglai, CơTu, Tà Ôi, Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai) điểm nhấn tại làng Ê Đê; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc (Khu các làng dân tộc I trong đó làng Mường là điểm nhấn) và triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” diễn ra tại Sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc.

Nô nức ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Đông Yên

Nô nức ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Đông Yên

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư Cao Su

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Khu dân cư Cao Su

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

06 Apr, 07:03 AM

Kinhtedothi - Sau trận hòa trước U17 Australia ở trận ra quân, U17 Việt Nam tiếp tục bước vào buổi tập luyện chuẩn bị cho trận đấu thứ hai tại vòng bảng, gặp đối thủ được đánh giá rất mạnh là U17 Nhật Bản vào tối 7/4.

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

06 Apr, 06:58 AM

Kinhtedothi - Hội trại văn hóa lung linh ánh đèn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025, giúp đồng bào và du khách thập phương tìm hiểu về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của các địa phương vùng Đất Tổ.

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

06 Apr, 06:01 AM

Trong bài viết “Học tập suốt đời” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để sánh vai với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống, là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn một nghìn năm lịch sử, là Thủ đô văn hiến, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Hà Nội có truyền thống hiếu học lâu đời, được gìn giữ, phát huy cho tới ngày nay, trở thành nét văn hóa đẹp của người Tràng An.

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ