Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tuổi 17 nhìn về chiến tranh

Kinhtedothi - Những cuộc trưng bày ảnh về đề tài hậu chiến tranh không mới, song góc nhìn của tuổi 17 về những gì còn lại từ thời đạn bom này thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Thế nên suốt tuần nay, triển lãm "Đi qua chiến tranh" (tại 61 Tràng Tiền) luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người yêu nhiếp ảnh Hà Nội.
Kinhtedothi - Những cuộc trưng bày ảnh về đề tài hậu chiến tranh không mới, song góc nhìn của tuổi 17 về những gì còn lại từ thời đạn bom này thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Thế nên suốt tuần nay, triển lãm "Đi qua chiến tranh" (tại 61 Tràng Tiền) luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người yêu nhiếp ảnh Hà Nội.
Khách nước ngoài tham quan triển lãm "Đi quan chiến tranh".
Khách nước ngoài tham quan triển lãm "Đi quan chiến tranh".
Đây là kết quả sau gần một tuần “về nguồn” trên đất Quảng Trị của 11 học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong dịp nghỉ hè 2014. Các "tay máy" 17 tuổi đã xin tài trợ của Quỹ Ams Connect - một quỹ phi lợi nhuận nhằm liên kết học sinh và cựu học sinh trường này, cộng với tiền "xin bố mẹ" để thực hiện chuyến về nguồn ý nghĩa. "Đánh đổi" những chuyến du lịch hè để về mảnh đất khói lửa và khốc liệt một thời, họ đã tìm gặp các nhân chứng - những người còn mang trên mình vết thương chiến tranh - ghi lại hồi ức trong tim và trong 1.500 bức ảnh chụp. Và khi trở về Hà Nội, họ đã chọn ra 48 bức ảnh để trưng bày trong triển lãm "Đi qua chiến tranh". Cái nhìn giàu cảm thông và đầy tính nhân văn của 11 học sinh chuyên Toán, Lý, Anh, Văn này quả là có sức thuyết phục đặc biệt.

48 bức ảnh là 11 câu chuyện về số phận, cuộc đời của người dân Quảng Trị, được chia làm 2 phần: Hiện thực và Ước mơ. Đấy cũng là những câu chuyện hậu chiến được kể bằng những bức ảnh và đôi dòng kỷ niệm: Bà Nguyễn Thị Hằng - người nữ du kích bị nhiễm chất độc da cam từ độ đôi mươi; Ông Trần Văn Cường - người bị mất một chân khi cuốc đất trúng phải mìn, nhưng mừng như đi hội với thiết bị dò mìn tự chế… Thế mới thấy con người của vùng đất gió Lào cát trắng khắc nghiệt ấy đã kiên cường trong bom đạn chiến tranh, giờ vẫn kiên cường với cuộc sống gian nan thời hậu chiến. Thế mới thấy cái đáng trân trọng của cuộc triển lãm này, như GS Phan Huy Lê chia sẻ: "Các cháu ở đây sinh ra vào năm 1997, khi chiến tranh đã qua hơn 20 năm rồi. Sinh ra hoàn toàn trong hòa bình, lại học ở một trường nổi tiếng, trên con đường lập nghiệp thênh thang nhưng các cháu vẫn nghĩ đến hậu quả của chiến tranh".

Tuổi 17 - sức trẻ và nhiệt huyết tràn đầy, song không phải ai cũng có trong trái tim một góc hướng về quá khứ như vậy. Đặt cuộc về nguồn và cuộc triển lãm nhỏ nhắn này trong bối cảnh học sinh đang ngày càng thờ ơ với môn Lịch sử mới thấy hết giá trị của chúng. Đúng như GS Pham Huy Lê đánh giá, lịch sử đã trở thành những câu chuyện trải nghiệm của cá nhân, từ đó, những người trẻ tìm thấy lịch sử của riêng mình. 11 bạn trẻ đã tự tay làm lấy mọi công việc, từ lập nhóm, lên lịch trình chuyến đi, tìm tài trợ, cho đến in ấn, làm decor, tờ giới thiệu… cho triển lãm. Không phải vì mục đích nổi tiếng, không phải chỉ để trải nghiệm và học chụp ảnh, những cô cậu học trò này muốn triển lãm, bán những bức ảnh để gây quỹ ủng hộ các "nhân vật" của mình. Sức thuyết phục của cuộc triển lãm nghiệp dư vì thế mà trở nên hiếm thấy ở nhiều cuộc trình diện của ảnh trước công chúng. Ngoài sự động viên giúp đỡ của phụ huynh suốt quá trình thực hiện dự án, thì ngay trong những ngày triển lãm, rất nhiều người đến xem đã tình nguyện mua các bức ảnh "phiên bản" với giá cao gấp mấy lần giá bán. Vậy là, người thưởng thức và người thực hiện đã tìm thấy nhau từ chính sự rung động của trái tim.

Cuộc triển lãm sẽ khép cửa vào ngày 17/8, song chắc chắn dư âm sẽ còn đọng lại dài lâu vì góc nhìn của tuổi 17 về chiến tranh đã gửi đi thông điệp về trách nhiệm xã hội đối với nỗi đau hậu chiến.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội còn có thêm một mùa...

Hà Nội còn có thêm một mùa...

30 Jun, 06:07 AM

Kinhtedothi -  Hà Nội luôn lưu dấu tim yêu những người đã từng sống ở mảnh đất này bởi phong vị riêng có. Mỗi góc phố, mỗi con đường đều gợi nhớ bao ký ức thân thương với bốn mùa mưa nắng. Và Hà Nội trong tôi còn có thêm một mùa, đó là mùa nhớ.

Câu chuyện cuộc sống: tiếng nói của trái tim

Câu chuyện cuộc sống: tiếng nói của trái tim

27 Jun, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tuấn nhớ như in ngày hôm đó, bố mẹ bị lũ cuốn đi, cậu may mắn bám được vào một cành cây, phía dưới là dòng nước lũ đang chảy xiết. Tưởng chừng như mọi thứ trở nên bế tắc thì một bàn tay đã chìa ra cứu Tuấn.

Thong dong gánh Hè mát lành

Thong dong gánh Hè mát lành

25 Jun, 06:28 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đâu chỉ có những tòa nhà cao chót vót, tiếng còi xe ngày đêm, những giờ tan tầm đường chật như nêm người, những quán xá đông đúc, ồn ào hay những ánh đèn nhà hàng, quán ăn sang trọng...

Chắp cánh tương lai

Chắp cánh tương lai

22 Jun, 06:30 AM

Kinhtedothi - Những ngày này, khắp các diễn đàn về học tập đều nổi lên cơn sốt điểm vào trường chuyên. Các bậc phụ huynh nóng lòng chờ đợi điểm thi, điểm chuẩn, bàn tán sôi nổi chuyện học trường nào, lớp nào,…3 năm trước, Hân cũng từng trải qua cảm giác như các các bậc phụ huynh có con thi vào lớp 10 năm nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ