Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tượng đồng vua Lê cổ nhất Hà Nội trong Đình Nam Hương hàng trăm năm tuổi

Duy Minh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Bên cạnh tượng đài Lý Thái Tổ nổi tiếng, không phải ai cũng biết góc phía tây hồ Gươm còn có tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay.

 

Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong một quần thể kiến trúc nhiều hạng mục tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) với thiết kế cổng vào xây gạch theo kiểu tam quan - tứ trụ sát với hè đường. Công trình nhỏ và kiến trúc chính lùi sâu bên trong, khuất tầm mắt nên ít người biết nơi đây có tượng đài một vị vua anh hùng dân tộc đã gắn liền với truyền thuyết hồ Gươm.
Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong một quần thể kiến trúc nhiều hạng mục tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) với thiết kế cổng vào xây gạch theo kiểu tam quan - tứ trụ sát với hè đường. Công trình nhỏ và kiến trúc chính lùi sâu bên trong, khuất tầm mắt nên ít người biết nơi đây có tượng đài một vị vua anh hùng dân tộc đã gắn liền với truyền thuyết hồ Gươm.
Quần thể kiến trúc tưởng niệm vua Lê do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng vào năm 1894, để tưởng nhớ công ơn của vị vua đã đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc. Quần thể gồm 3 hạng mục chính, bố cục đăng đối theo một trục thần đạo, từ ngoài vào trong là cổng, sân vườn, nhà phương đình và tượng đài.
Quần thể kiến trúc tưởng niệm vua Lê do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng vào năm 1894, để tưởng nhớ công ơn của vị vua đã đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc. Quần thể gồm 3 hạng mục chính, bố cục đăng đối theo một trục thần đạo, từ ngoài vào trong là cổng, sân vườn, nhà phương đình và tượng đài.
Nhà Phương đình mở bốn phía, có dạng cổ diêm. Tòa kiến trúc nhỏ có hai tầng mái, trang trí hình rồng ở các cột trụ và đầu đao mái, đỉnh mái có thiên hồ.
Nhà Phương đình mở bốn phía, có dạng cổ diêm. Tòa kiến trúc nhỏ có hai tầng mái, trang trí hình rồng ở các cột trụ và đầu đao mái, đỉnh mái có thiên hồ.
Ngay sau phương đình là tượng đài vua Lê. Tượng đài vua Lê nằm ở trong cùng có kiến trúc theo kiểu trụ biểu phương Tây với bức tượng đặt trên đỉnh một trụ đá. Nơi dựng tượng trước kia từng có một đền thờ vua Lê Thái Tổ, nhưng không còn tồn tại qua biến thiên lịch sử.
Ngay sau phương đình là tượng đài vua Lê. Tượng đài vua Lê nằm ở trong cùng có kiến trúc theo kiểu trụ biểu phương Tây với bức tượng đặt trên đỉnh một trụ đá. Nơi dựng tượng trước kia từng có một đền thờ vua Lê Thái Tổ, nhưng không còn tồn tại qua biến thiên lịch sử.
Phần trụ được đặt trên một cấp nền cao 0,8 m, có bậc tam cấp. 
Phần trụ được đặt trên một cấp nền cao 0,8 m, có bậc tam cấp. 
Đế trụ có mặt bằng hình tròn nhiều cấp, phần thân trụ cũng có mặt bằng hình tròn thuôn dần lên phía trên; đỉnh trụ là một đế vuông đỡ bức tượng
Đế trụ có mặt bằng hình tròn nhiều cấp, phần thân trụ cũng có mặt bằng hình tròn thuôn dần lên phía trên; đỉnh trụ là một đế vuông đỡ bức tượng
Hai bên có tượng hổ chầu ngồi hai bên lối lên khu tượng.
Hai bên có tượng hổ chầu ngồi hai bên lối lên khu tượng.
Là một trong những tượng đài cổ nhất ở thủ đô, tượng vua Lê được đúc bằng đồng, cao khoảng 1,2 m, đầu đội mũ bình thiên, bốn góc treo kim tòng, mặc áo long bào, đeo đai lưng. Bức tượng tuy nhỏ nhưng đường nét tinh tế.
Là một trong những tượng đài cổ nhất ở thủ đô, tượng vua Lê được đúc bằng đồng, cao khoảng 1,2 m, đầu đội mũ bình thiên, bốn góc treo kim tòng, mặc áo long bào, đeo đai lưng. Bức tượng tuy nhỏ nhưng đường nét tinh tế.
Đặc biệt, tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.
Đặc biệt, tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.
Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu dịp kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu dịp kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
 Phía sau trụ là một bình phong ngăn cách với đình Nam Hương (có mặt chính quay ra phố Hàng Trống).
 Phía sau trụ là một bình phong ngăn cách với đình Nam Hương (có mặt chính quay ra phố Hàng Trống).
Trong khuôn viên còn đặt bài thơ khắc trên đá của Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế Lê Lợi.
Trong khuôn viên còn đặt bài thơ khắc trên đá của Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế Lê Lợi.
Ban đầu, quan nhà Nguyễn ở Hà Nội bảo quản và hương khói khu di tích nhưng sau nơi này bị bỏ hoang từ khi chính phủ Pháp xóa bỏ Nha Kinh lược. Tháng 7/1902, một trận bão gây hư hại tượng. Đến năm 1924, chính quyền cho xây hàng rào và cổng sắt. Tháng 8/1964, Mỹ ném bom miền Bắc, khu tưởng niệm vua Lê đóng cửa đến năm 1998. Năm 1999, việc tôn tạo khu vực quanh tượng được tiến hành, đến tháng 7/2000 thì công trình khánh thành và mở cửa tham quan tự do.
Ban đầu, quan nhà Nguyễn ở Hà Nội bảo quản và hương khói khu di tích nhưng sau nơi này bị bỏ hoang từ khi chính phủ Pháp xóa bỏ Nha Kinh lược. Tháng 7/1902, một trận bão gây hư hại tượng. Đến năm 1924, chính quyền cho xây hàng rào và cổng sắt. Tháng 8/1964, Mỹ ném bom miền Bắc, khu tưởng niệm vua Lê đóng cửa đến năm 1998. Năm 1999, việc tôn tạo khu vực quanh tượng được tiến hành, đến tháng 7/2000 thì công trình khánh thành và mở cửa tham quan tự do.
Tượng đồng vua Lê cổ nhất Hà Nội trong Đình Nam Hương hàng trăm năm tuổi - Ảnh 1
Đình Nam Hương hiện ở số nhà 75 phố Hàng Trống (phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Xưa kia, đây là phần đất của nhiều thôn xóm cũ như: Cổ Vũ, Khánh Thuỵ, Tự Tháp, thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Đây cũng từng là một trung tâm văn hoá của chốn kinh kỳ.
Đình Nam Hương hiện ở số nhà 75 phố Hàng Trống (phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Xưa kia, đây là phần đất của nhiều thôn xóm cũ như: Cổ Vũ, Khánh Thuỵ, Tự Tháp, thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Đây cũng từng là một trung tâm văn hoá của chốn kinh kỳ.
Đình Nam Hương có bề dày lịch sử, từ xa xưa nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng, là nơi sinh hoạt hội họp, bàn bạc các công việc chung của làng, là nơi diễn ra các nghi thức tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng của nhân dân địa phương. Năm 1995, đình Nam Hương được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đình Nam Hương có bề dày lịch sử, từ xa xưa nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng, là nơi sinh hoạt hội họp, bàn bạc các công việc chung của làng, là nơi diễn ra các nghi thức tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng của nhân dân địa phương. Năm 1995, đình Nam Hương được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đình Nam Hương được dựng từ thời Lê để thờ các vị Thượng đẳng thần là: Thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn đại vương, thần Linh Lang đại vương, công chúa Ả Duy và thần Kha Duy.
Đình Nam Hương được dựng từ thời Lê để thờ các vị Thượng đẳng thần là: Thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn đại vương, thần Linh Lang đại vương, công chúa Ả Duy và thần Kha Duy.
Đình Nam Hương có diện tích là 441,5m2 được xây dựng theo hướng Đông, gồm 2 tầng. Trải qua thời gian, ngôi đình đã bị chuyển dời, bị tàn phá của chiến tranh, song nơi đây vẫn còn bảo lưu được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị nhiều mặt về lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật.
Đình Nam Hương có diện tích là 441,5m2 được xây dựng theo hướng Đông, gồm 2 tầng. Trải qua thời gian, ngôi đình đã bị chuyển dời, bị tàn phá của chiến tranh, song nơi đây vẫn còn bảo lưu được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị nhiều mặt về lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật.
Đình Nam Hương còn giữ được một số hiện vật có giá trị mang đặc trưng nghệ thuật như: 19 đạo sắc phong của các triều vua Lê, Tây Sơn và Nguyễn phong cho 5 vị Thượng đẳng thần; một bảng văn chạm kiểu chân quỳ dạ cá rất đẹp và quý hiếm do 1 đôi lân cõng, 5 long ngai, 1 choé sứ và nhiều đồ thờ tự khác.
Đình Nam Hương còn giữ được một số hiện vật có giá trị mang đặc trưng nghệ thuật như: 19 đạo sắc phong của các triều vua Lê, Tây Sơn và Nguyễn phong cho 5 vị Thượng đẳng thần; một bảng văn chạm kiểu chân quỳ dạ cá rất đẹp và quý hiếm do 1 đôi lân cõng, 5 long ngai, 1 choé sứ và nhiều đồ thờ tự khác.
Tượng đồng vua Lê cổ nhất Hà Nội trong Đình Nam Hương hàng trăm năm tuổi - Ảnh 2
Tượng đồng vua Lê cổ nhất Hà Nội trong Đình Nam Hương hàng trăm năm tuổi - Ảnh 3
Đình Nam Hương nhìn ra hồ Hoàn Kiếm, phía trước là tượng vua Lê, phía sau là chùa Bà Đá, Nhà thờ Lớn, chùa Lý triều Quốc Sư. Trước đình là một bức bình phong lớn ngăn cách với tượng vua Lê tại khu tưởng niệm vua Lê. Bức bình phong xây kiểu cuốn thư với những cột trụ đắp nổi hình mây, trên đỉnh trụ đắp hình 4 chim phượng kết hình trái giành.
Đình Nam Hương nhìn ra hồ Hoàn Kiếm, phía trước là tượng vua Lê, phía sau là chùa Bà Đá, Nhà thờ Lớn, chùa Lý triều Quốc Sư. Trước đình là một bức bình phong lớn ngăn cách với tượng vua Lê tại khu tưởng niệm vua Lê. Bức bình phong xây kiểu cuốn thư với những cột trụ đắp nổi hình mây, trên đỉnh trụ đắp hình 4 chim phượng kết hình trái giành.
Trên đỉnh Tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt, đỉnh Hậu cung đắp đôi cá chép và bình rượu. Tiền đường và Hậu cung nối với nhau, tạo nên nội thất thống nhất.
Trên đỉnh Tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt, đỉnh Hậu cung đắp đôi cá chép và bình rượu. Tiền đường và Hậu cung nối với nhau, tạo nên nội thất thống nhất.
Bức tranh Ngũ Hổ được trưng bày tại Đình Nam Hương.
Bức tranh Ngũ Hổ được trưng bày tại Đình Nam Hương.
Ngày nay, tượng đài - khu tưởng niệm vua Lê cùng với đình Nam Hương (ngôi đình cổ vừa được tu bổ, tôn tạo nằm trong khuôn viên) là một di tích quan trọng của quần thể danh thắng hồ Hoàn Kiếm, điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi đến Hà Nội.
Ngày nay, tượng đài - khu tưởng niệm vua Lê cùng với đình Nam Hương (ngôi đình cổ vừa được tu bổ, tôn tạo nằm trong khuôn viên) là một di tích quan trọng của quần thể danh thắng hồ Hoàn Kiếm, điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi đến Hà Nội.