Tương lai của Meta đi về đâu khi mất đi "bộ não" mảng AI?
Kinhtedothi - Bà Joelle Pineau, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu AI của Meta, sẽ rời công ty vào cuối tháng 5, đúng thời điểm tập đoàn đang bước vào giai đoạn tăng tốc trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.

Trên Facebook, AI của Meta được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Ảnh: SiliconUK
Gia nhập Meta từ năm 2017, bà Pineau là một trong những kiến trúc sư trí tuệ nhân tạo quan trọng của công ty, từng lãnh đạo trung tâm nghiên cứu AI tại Montreal và sau đó là nhóm Nghiên cứu AI cơ bản (FAIR). Đây là bộ phận đóng vai trò chiến lược trong việc phát triển các nền tảng AI như PyTorch, FAISS và Llama, những công cụ đã định hình vị thế công nghệ của Meta trong cộng đồng nghiên cứu toàn cầu.
Việc bà Pineau rời đi được xem là một mất mát lớn đối với Meta, nhất là khi công ty đang ráo riết cạnh tranh với các đối thủ như OpenAI, Google DeepMind và Anthropic. Chỉ vài tuần sau thông báo từ chức, Meta sẽ tổ chức hội nghị thường niên LlamaCon vào ngày 29/4, nơi dự kiến công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ Llama.
Trên nền tảng LinkedIn, bà Pineau chia sẻ: “Cuộc đua AI đang tăng tốc, và Meta chuẩn bị bước sang một chương mới. Đây là lúc tạo không gian cho người khác tiếp tục công việc này.”
Meta hiện đang đặt cược lớn vào trí tuệ nhân tạo như trụ cột chiến lược tiếp theo, bên cạnh mạng xã hội và vũ trụ ảo. Với nguồn lực tính bằng hàng chục tỷ USD, công ty đã xây dựng hệ thống hạ tầng AI mạnh mẽ, bao gồm siêu máy tính AI lớn nhất thế giới tính đến năm 2023. Đồng thời, Meta đang theo đuổi triết lý phát triển AI mã nguồn mở nhằm tạo ra hệ sinh thái cạnh tranh với mô hình độc quyền của các đối thủ như OpenAI và Google.
Việc một lãnh đạo kỳ cựu rời đi ngay giữa thời điểm chiến lược khiến giới công nghệ đặt câu hỏi về hướng đi tiếp theo của Meta trong nỗ lực xây dựng hệ thống AI “mở”, vừa cạnh tranh với mô hình đóng của đối thủ, vừa đảm bảo yếu tố đạo đức và trách nhiệm trong triển khai.

Trung Quốc tạo bộ dữ liệu protein lớn nhất thế giới nhờ AI
Kinhtedothi - Các nhà khoa học Trung Quốc đã có bước đột phá trong nghiên cứu protein bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra bộ dữ liệu chuỗi protein lớn nhất thế giới.

Cảnh báo rủi ro chiến tranh hạt nhân từ sự phát triển của AI
Kinhtedothi - Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến những rủi ro chưa từng có, đặc biệt khi công nghệ này được tích hợp vào lĩnh vực quân sự, trong đó có hệ thống vũ khí hạt nhân.

Công ty Trung Quốc ra mắt trợ lý AI mới mạnh ngang DeepSeek
Kinhtedothi - Công ty khởi nghiệp Zhipu AI ra mắt một trợ lý AI miễn phí mới, hướng đến tham gia vào làn sóng công nghệ đầy cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.