Tuyến cáp quang biển AAE-1 đã gặp sự cố mới
Cụ thể, theo thông tin đại diện nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam cho biết ngày 28/9 thì tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã gặp sự cố, gây mất dung lượng truyền dữ liệu internet trên hướng kết nối đi Singapore từ sáng 27/9.
Đơn vị vận hành tuyến cáp AAE-1 chưa công bố nguyên nhân gây ra sự cố, cũng như chưa rõ về thời điểm sự cố được sửa chữa, khắc phục.

Sự cố trên tuyến cáp quang AAE-1 xảy ra vào thời điểm một tuyến cáp quang biển nối internet từ Việt Nam đi quốc tế khác là APG (Châu Á - Thái Bình Dương) đang gặp sự cố từ cuối tháng 8 và dự kiến phải đến ngày 30/9 này mới được khắc phục xong.
Đáng chú ý, sự cố của tuyến cáp quang APG cũng xuất hiện trên nhánh cáp nối từ Việt Nam đi Singapore, chung hướng với sự cố vừa xuất hiện trên tuyến cáp AAE-1.
Như vậy, có 2/5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố, điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng kết nối internet tại Việt Nam, đặc biệt khi truy cập đến các trang web, dịch vụ và máy chủ đặt tại nước ngoài.
Trên thực tế, việc các tuyến cáp quang biển từ Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố đã trở nên rất quen thuộc trong thời gian qua và hầu như năm nào cũng gặp vài lần, gây không ít khó khăn và bất tiện cho người dùng internet trong nước.
Cuối tháng 2/2023, toàn bộ 5/5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đồng loạt gặp sự cố, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ mạng internet tại Việt Nam.
Các nhà mạng tại Việt Nam đang tìm những giải pháp chuyển hướng khai thác các tuyến cáp quang trên đất liền để không ảnh hưởng bởi các sự cố đứt cáp quang biển. Tuy nhiên, trên thực tế hiện lưu lượng internet từ Việt Nam đi quốc tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các tuyến cáp quang biển.
Theo Cục Viễn thông, để đảm bảo tính an toàn, bền vững của hệ thống cáp viễn thông kết nối từ Việt Nam đi quốc tế, hiện Bộ TT- TT đã giao Cục Viễn thông phối hợp với các nhà mạng xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống cáp viễn thông kết nối Việt Nam đi quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, dự kiến đến cuối năm 2026 sẽ có thêm 3 tuyến cáp quang biển ADC, SJC2 và ALC có các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tham gia đầu tư được đưa vào khai thác sử dụng.
Mục tiêu đặt ra đến năm 2030, các nhà mạng Việt Nam tham gia đầu tư thêm ít nhất 6 tuyến cáp biển kết nối quốc tế, trong đó có 3 tuyến do doanh nghiệp Việt Nam chủ trì.

Việt Nam sẽ có thêm tuyến cáp quang biển mới
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), HĐQT của đơn vị này vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến cáp quang biển Asia Link Cable nối Việt Nam đi quốc tế.

Cáp quang biển AAG đã được khôi phục
Kinhtedothi - Sau tuyến cáp quang biển Liên Á và tuyến cáp SMW3, nhánh cáp quang biển AAG hướng Hong Kong đã hoàn thành việc sửa chữa.

Cáp quang biển APG chưa sửa xong, lại phát hiện lỗi mới
KInhtedothi - Thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến cáp quang biển APG sẽ phải lùi lịch khắc phục các sự cố trước đó do có phát sinh lỗi mới trên nhánh S1.9 và S9.