Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp: Vẫn cần trợ lực

Trung Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học vừa qua, tổng chỉ tiêu tuyển sinh khối TCCN là 39.910, nhưng tuyển sinh chỉ đạt trên 57% với hơn 18.000 học viên.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 ngành Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) TP Hà Nội sáng 22/9, nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo nghề bài bản, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động sẽ tuyển sinh tốt. Tuy vậy, các trường vẫn cần sự trợ lực của chính sách, dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực để định hướng ngành, nghề đào tạo.
 31 trường tuyển dưới 50% chỉ tiêu
Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học vừa qua, tổng chỉ tiêu tuyển sinh khối TCCN là 39.910, nhưng tuyển sinh chỉ  đạt trên 57% với hơn 18.000 học viên. Các ngành hút học viên là Y Dược, Sư phạm Mầm non, Hành chính văn thư; Một số ngành có đầu ra tốt là Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật chế biến, Xây dựng, Sư phạm mầm non, Dược. Song, phản ánh từ nhiều trường cho thấy số lượng học viên theo học ngành kỹ thuật chế biến món ăn chưa cao dù cơ hội việc làm lớn.
 Học sinh, sinh viên tại ngày hội tư vấn tuyển sinh và việc làm tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.       ảnh: Phạm Hùng
Ông Vũ Đức Tuấn - Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật đa ngành Sóc Sơn nhìn nhận, các ngành đào tạo TCCN nói chung, việc tuyển sinh của các trường phải hết sức nỗ lực mới đạt được xấp xỉ chỉ tiêu.
Thực tế, hệ thống trường TCCN của Hà Nội hiện có 48 trường với hơn 80 chuyên ngành
Việc dự báo nhu cầu xã hội đặt hàng ngành giáo dục đến nay chưa có, do vậy Hà Nội cần thành lập cơ quan cung cấp thông tin, thực trạng nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực nhằm giúp người học cũng như nhà trường có định hướng lựa chọn ngành nghề đào tạo.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại
đào tạo, song chỉ một số ngành nói trên được tập trung đào tạo vì nhu cầu sử dụng lao động lớn. Những trường như Trung cấp Kinh tế Hà Nội 1, Trung cấp cộng đồng, Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trung cấp Kinh tế kỹ thuật đa ngành Sóc Sơn... có định hướng đúng về ngành đào tạo nên hoạt động tương đối ổn định. Còn hơn 60% số trường (31 trường) chỉ tuyển sinh được dưới 50% chỉ tiêu, thậm chí, 12 trường gần như không tuyển sinh được.
Yếu tố chất lượng
Rất nhiều người đồng tình với quan điểm của ông Tuấn, lối thoát duy nhất cho các trường đang hoạt động cầm chừng, thậm chí đang đi vào "ngõ cụt" là đảm bảo chất lượng. Thế nên như ông Tuấn chia sẻ kinh nghiệm: Gần như toàn bộ khoản chi thường xuyên của trường đều dồn hết vào đầu tư cơ sở vật chất tạo môi trường sư phạm, đặc biệt là cơ sở thực hành tại trường thay vì cho học sinh thực hành bên ngoài với nhận xét tốt dù có học được hay không học được gì. Đồng thời, nhà trường tổ chức kiểm tra, thi vấn đáp để biết được học sinh tích lũy được gì, làm được gì chứ không phải chỉ tấm bằng. Bởi sắp tới kể cả ĐH, tấm bằng cũng không thay thế được thực lực.
Để mở lối cho các trường TCCN, ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất, để tạo cơ hội nâng cao trình độ cho học viên tốt nghiệp TCCN, Bộ GD&ĐT cần công bố rõ chỉ tiêu, hình thức tuyển sinh liên kết đào tạo, liên thông trình độ CĐ, ĐH cho các trường đủ điều kiện. Bộ cũng cần tăng cường chương trình hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề nghiệp để định hướng, tạo điều kiện cho các địa phương trong việc tiếp cận với quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề. Bên cạnh đó, Hà Nội rất thiếu nhân lực về du lịch, nhưng câu hỏi là TP cần bao nhiêu người ở trình độ nào thì lại chưa rõ ràng để ngành giáo dục có căn cứ đảm bảo cung cấp đúng, đủ nhân lực.