Cũng theo báo cáo của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua nhiều nhiều doanh nhân tên tuổi thế giới như ông “vua kính mắt” châu Âu Guenther Fielmann, CEO Tập đoàn Cargill - Whitney MacMillan, tỷ phú Ấn Độ Kushal Pal Singh… ngang ngửa với Pierre Bellon - Chủ tịch Tập đoàn Sodexo...
Trước đây, danh mục kinh doanh của ông Vượng là bất động sản (real estate) thì nay tạp chí danh tiếng Forbes đã đổi và ghi nhận tỷ phủ Phạm Nhật Vượng là làm giàu từ nhiều ngành nghề (diversified).
Tập đoàn Vingroup không chỉ có bất động sản và du lịch - giải trí mà còn bao gồm cả bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp và mới đây là công nghiệp ô tô. Việc kinh doanh nhiều ngành nghề đã đem lại sự thành công ít nhiều của thương hiệu Vingroup.Ông Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách tỷ phú đô la vào tháng 3/2013 và là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Ông Vượng đã thăng tiến từ vị trí 974 (lần đầu vào năm 2013) lên vị trí 297 (tháng 3/2018). Khối tài sản cũng tăng từ 1,5 tỷ USD lên 6,1 tỷ USD (tăng gấp 6 lần sau 5 năm).
Trước đó, trong một lần trả lời trên báo chí, ông Vượng nói: “Tôi là người xuất thân từ sản xuất nên lúc nào tôi cũng muốn tìm một cái gì đó để sản xuất. Đầu tiên tôi định đầu tư vào bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu nước ngọt nhưng nếu làm những sản phẩm này thì không có "cửa" để xây dựng một thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Ví dụ như bia, còn lâu mới bằng Heineken, Carlsberg...; bánh kẹo còn xa nữa. Cứ thế "lọc dần" và ô tô được chọn”.
Trong khi tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng mạnh, thì tài sản 3 tỷ phú còn lại của Việt Nam không biến động nhiều. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo có 3,4 tỷ USD, ông Trần Bá Dương có 1,8 tỷ USD và ông Trần Đình Long có 1,4 tỷ USD.