Kinhtedothi - Sáng 23/8 (giờ Việt Nam), Forbes cập nhật lại thứ hạng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup với khối tài sản ròng 43,7 tỷ USD, xếp thứ hạng 27 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới.
VFS giúp tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm 20,3 tỷ USD lên 43,7 tỷ USD.
Trong phiên vừa qua, cổ phiếu VinFast bất ngờ tăng vọt trở lại và lên gần với đỉnh thiết lập trong phiên giao dịch chào sàn hôm 15/8, đánh dấu phiên tăng thứ 2 liên tiếp.
Đóng cửa phiên (rạng sáng 23/8 theo giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS của VinFast tăng gần gấp đôi so với phiên liền trước lên 36,72 USD/cổ phiếu. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch này, có lúc cổ phiếu VFS vượt ngưỡng 40 USD.
VFS giúp tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm 20,3 tỷ USD lên 43,7 tỷ USD. Giá trị vốn hóa của VinFast sau phiên giao dịch đạt hơn 85,2 tỷ USD, đưa hãng trở lại top 5 những hãng sản xuất xe điện có vốn hóa lớn nhất trên thế giới.
Trước đó, CEO VinFast Lê Thị Thu Thuỷ có màn xuất hiện trên chương trình "First Move" của đài CNN lúc 9 giờ sáng 22/8 (giờ Mỹ). Tại đây, bà Thuỷ đã chia sẻ về những kế hoạch tương lai của nhà sản xuất xe điện sau khi niêm yết thành công tại một trong những thị trường khó khăn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, thông tin Gotion (công ty hợp tác với Vingroup sản xuất pin lithium tại Việt Nam) ký thỏa thuận mua 15 triệu cổ phiếu VinFast (VFS) với giá 10 USD/cp có thể là một yếu tố tích cực giúp cổ phiếu VFS tăng liền 2 phiên vừa qua.
Kinhtedothi- Sau phiên giao dịch thăng hoa ngày hôm qua, thị trường đã xuất hiện nhịp chỉnh. Cổ phiếu Vingroup tăng mạnh, trở thành đầu tàu kéo VN-Index trong ngưỡng an toàn.
Kinhtedothi - VinFast niêm yết tại Mỹ, tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm 39 tỷ USD; Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì lập sàn giao dịch bất động sản; Hà Nội phải chấm dứt cảnh xếp hàng thâu đêm mua hồ sơ;...
Kinhtedothi - Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú giàu thứ 33 thế giới; Miền Bắc nắng nóng trước khi đón mưa lớn vào cuối tuần; Hà Nội thành lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; Thu giữ 5 tàu thuyền nghi đánh bắt nhiều tấn cá tại hồ Tây...
Thời gian gần đây, thị trường chứng kiến làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao tại nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có những tập đoàn tên tuổi như Vinaseed, Đức Giang, Gelex, Vinamilk, Bamboo Capital...
Để lại dấu ấn mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam, không thể không nhắc đến những nữ doanh nhân Việt Nam. Một trong những cái tên tiêu biểu chính là bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE).
Kinhtedothi - “Giỏi việc nước đảm việc nhà”, những “bóng hồng” đang chèo lái doanh nghiệp trên thương trường đã và đang khẳng định bản lĩnh trong kỷ nguyên mới. Ở họ có những lối đi riêng để hài hoà giữa công việc và gia đình, xứng danh với nửa còn lại của thế giới.
Năm 2024, nhiều nữ lãnh đạo doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn với mức thu nhập ấn tượng. Bà Mai Kiều Liên (Vinamilk) nhận gần 7,5 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE) có hơn 6 tỷ đồng, trong khi bà Nguyễn Thị Trà My (PAN) đạt 4,8 tỷ đồng...
Kinhtedothi-9 năm hoạt động, Hiệp hội Doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch Hội đã vinh dự được nhận 3 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và 1 Bằng khen của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.