80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ứng dụng công nghệ số xử lý kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

KInhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 5/02/2025 phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật" (Đề án).

Theo Quyết định, mục tiêu của Đề án nhằm ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật trên cơ sở xây dựng, vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.

Ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, cơ quan phản ánh, kiến nghị kịp thời, nhanh chóng và giám sát quá trình tiếp nhận, xử lý các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và năng lực phản ứng chính sách của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường hiệu quả hoạt động rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Thời gian thực hiện Đề án từ tháng 02 năm 2025.

3 nhiệm vụ thực hiện Đề án

Quyết định nêu rõ, 3 nhiệm vụ thực hiện Đề án gồm:

1) Đánh giá khách quan, đầy đủ thực trạng tiếp nhận, xử lý thông tin do cá nhân, tổ chức, cơ quan phản ánh, kiến nghị về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

2) Nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp nhận, xử lý thông tin về quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật thông qua việc tự động hoá tối đa các khâu: Tiếp nhận, phân loại, chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý; công khai, chia sẻ kết quả trả lời; theo dõi, đánh giá hiệu quả xử lý, thống kê, tổng hợp và báo cáo.

3) Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật tích hợp với thông tin, dữ liệu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Ứng dụng định danh quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia để giảm thiểu chi phí xã hội, rút ngắn thời gian, tăng tính xác thực và nâng cao hiệu quả hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, phản ứng chính sách. Chức năng của Hệ thống thông tin bao gồm:

- Gửi kiến nghị, phản ánh và xử lý thông tin của cơ quan tiếp nhận,

- Tiếp nhận và phân luồng phản ánh, kiến nghị,

- Xử lý phản ánh, kiến nghị,

- Trả lời phản ánh, kiến nghị,

- Đánh giá kết quả xử lý: Cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị có quyền phản hồi lại thông tin nhằm làm rõ hơn kết quả xử lý của cơ quan nhà nước và đánh giá kết quả xử lý của cơ quan nhà nước với 5 tiêu chí sau: (1) Rất hài lòng; (2) Hài lòng; (3) Bình thường; (4) Không hài lòng; (5) Rất không hài lòng và Ý kiến khác (nếu có).

Giải pháp thực hiện Đề án

Các giải pháp thực hiện Đề án bao gồm:

a) Xây dựng, ban hành các văn bản.

b) Chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu và ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

c) Công bố và chính thức tổ chức vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

d) Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, nâng cấp và phát triển Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

đ) Thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trên Hệ thống thông tin.

e) Kiện toàn tổ chức, sắp xếp, bố trí công chức có chuyên môn phù hợp trong tổng số biên chế được giao của Bộ Tư pháp để thực hiện việc quản lý, vận hành, tiếp nhận, phân loại, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

g) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác xây dựng và khai thác, sử dụng ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

h) Thường xuyên tổ chức tọa đàm, hội thảo, diễn đàn để đánh giá, truyền thông về giá trị và cách thức khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin.

i) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình quản lý, vận hành và thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị được gửi đến qua Hệ thống thông tin.

k) Nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận, phân loại, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đột phá từ đào tạo công chức: trang bị năng lực số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Đột phá từ đào tạo công chức: trang bị năng lực số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

20 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định rõ: phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định sự phát triển quốc gia trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là thời cơ quý báu để đất nước ta vươn lên mạnh mẽ, trở thành quốc gia giàu mạnh, hùng cường. 

Azitech & HHT bắt tay đào tạo lực lượng lao động xanh cho Thủ đô

Azitech & HHT bắt tay đào tạo lực lượng lao động xanh cho Thủ đô

18 Jul, 09:49 PM

Kinhtedothi- “Việc Azitech bắt tay hợp tác với Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) sẽ tạo ra làn sóng lao động xanh chất lượng cao, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi xanh của Thủ đô” PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Kinh tế- Vận tải (Đại học GTVT) khẳng định.

AI tạo video: Cú hích sáng tạo hay chỉ là "rác" mạng

AI tạo video: Cú hích sáng tạo hay chỉ là "rác" mạng

18 Jul, 05:25 PM

Kinhtedothi - Sự bùng nổ công nghệ AI tạo video mang lại vô vàn cơ hội sáng tạo nhưng cũng kéo theo "cơn bão" nội dung rác, tin giả và lừa đảo. Khi AI hạ thấp rào cản sản xuất, xã hội đứng trước thử thách lớn về kiểm soát, phân biệt thật - giả và bảo vệ niềm tin số của cộng đồng.

Cảnh báo lừa đảo giả mạo người thân bị bắt cóc trên Facebook

Cảnh báo lừa đảo giả mạo người thân bị bắt cóc trên Facebook

18 Jul, 01:25 PM

Kinhtedothi - Gần đây, nhiều nhóm đối tượng lợi dụng hình ảnh và thông tin của những người đang đi làm, học tập xa nhà lập tài khoản Facebook ảo rồi nhắn tin cho người thân với kịch bản bị bắt cóc. Thủ đoạn tinh vi này gây tâm lý hoang mang và nguy cơ mất tiền, lộ thông tin cá nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ