KTÐT - Theo thống kê sơ bộ, huyết áp thấp chiếm khoảng 5% số người trưởng thành. Huyết áp thấp thường gặp ở phụ nữ, với tỷ lệ mắc cao gấp 30 lần so với nam giới.
Tết đến xuân về trăm công nghìn việc... phái nữ thường vất vả hơn mọi ngày vì họ vừa lo việc cơ quan, vừa lo sắm tết cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa...Vì vậy, phụ nữ hay mắc các bệnh liên quan đến stress, làm việc quá sức, đặc biệt phải kể đến đó là bệnh huyết áp thấp.
Nguyên nhân của tình trạng huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một trạng thái bệnh lý thường gặp, huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmhg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp trước đó. Huyết áp thấp có hai dạng: huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát.
Huyết áp thấp nguyên phát thường không tìm được căn nguyên của bệnh. Dạng này hay gặp ở phụ nữ trong tuổi dậy thì, sau khi sinh con và giai đoạn mãn kinh.
Huyết áp thấp thứ phát có căn nguyên cụ thể và được chia làm hai loại: Huyết áp thấp thứ phát cấp tính thường do chấn thương gây mất máu, do tiêu chảy gây mất nước và điện giải, do dùng quá liều thuốc hạ huyết áp...; Huyết áp thấp thứ phát mạn tính thường gặp trong các bệnh suy tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận, viêm tuỵ mạn tính, viêm đại tràng và dạ dày kéo dài gây suy nhược cơ thể...
Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp nguyên phát
Triệu chứng của huyết áp thấp nguyên phát rất đa dạng. Mức độ nhẹ có thể thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, da xanh xao... Mức độ nặng có thể có những cơn choáng váng, xây xẩm mặt mày, vã mồ hôi lạnh, ngất xỉu... Bệnh để lâu có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, thậm chí có thể bị nhồi máu não (tỷ lệ nhồi máu não do huyết áp thấp chiếm khoảng 30%); suy nhược thần kinh; thiểu năng động mạch vành gây đau thắt ngực... rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Phương pháp áp dụng cho điều trị huyết áp thấp
Khi xảy ra huyết áp thấp phải nhanh chóng đưa huyết áp trở về trị số bình thường, sau đó cần có biện pháp điều trị duy trì để tránh tái phát. Về nguyên tắc, cần phải xử lý triệt để nguyên nhân và trị liệu mang tính toàn diện và kiên trì. Các biện pháp của Đông y được chia làm hai nhóm: dùng thuốc và không dùng thuốc.
Nhóm không dùng thuốc bao gồm: thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không nên bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết, có thể ăn mặn một chút, uống đủ nước, tích cực tập luyện thể dục thể thao, tập dưỡng sinh, khí công, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu...
Nhóm dùng thuốc có thể sử dụng rất nhiều các bài thuốc và vị thuốc để nâng huyết áp. Ví dụ: bài Bổ trung ích khí, các loại trà tăng áp... Khi có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp có thể dự phòng tích cực bằng việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược dân gian như trà gừng, trà linh chi, trà nhân sâm... Hiện có một sản phẩm rất tốt, giúp điều hoà nhịp tim và cải thiện chức năng cung cấp dưỡng khí, nhanh chóng đưa huyết áp về trị số bình thường và ổn định lâu dài đó là trà tăng áp Acotea. Sản phẩm được bào chế dưới dạng trà tan rất tiện lợi cho người bệnh có thể bảo quản, sử dụng hay là tìm mua.