Những lợi ích của đậu đen
Đậu đen nói chung hay nước đỗ đen rang đều mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Những lợi ích sức khỏe mà đậu đen mang lại bao gồm:
Duy trì xương khỏe mạnh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Đậu đen là loại thực phẩm mà thành phần dinh dưỡng bao gồm có nhiều chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, thành phần hợp chất phốt pho, sắt, canxi, magiê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen đều góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc xương cũng như sức mạnh của xương.
Thành phần hợp chất canxi và phốt pho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương cũng như độ đàn hồi của xương và khớp.
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị: cần khoảng 99% nguồn cung cấp canxi cho cơ thể, 60% magiê và 80% dự trữ phốt pho được chứa trong xương. Do đó, để phòng ngừa một số bệnh lý về xương khớp có thể nên duy trì uống nhiều nước đỗ đen rang.
Giảm huyết áp
Hoạt động duy trì lượng natri thấp trong máu là điều cần thiết để giữ huyết áp ở mức bình thường. Đậu đen có hàm lượng hợp chất natri thấp tự nhiên và chứa kali, canxi và magiê, tất cả đều có tác dụng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Quản lý bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu đã tìm thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Ngoài ra, những người mắc bệnhđái tháo đường loại 2 có thể cải thiện lượng đường trong máu, lipid và mức insulin. Một cốc, hay 172 gam đậu đen nấu chín đóng góp 15 gam chất xơ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra khuyến nghị 25 gam chất xơ mỗi ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Điều này có thể giúp thay đổi tùy thuộc vào tổng lượng calo tiêu thụ.
Ngăn ngừa bệnh tim
Thành phần các chất trong đậu đen còn chứa: chất xơ, kali, folate, vitamin B6, và dinh dưỡng thực vật trong đậu đen, cùng với việc thiếu cholesterol, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chất xơ có trong đậu đen giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Folate và Vitamin B6 có vai trò ngăn ngừa sự tích tụ của một hợp chất được gọi là homocysteine. Khi lượng homocysteine tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến các vấn đề về tim.
Hợp chất quercetin và saponin có trong đậu đen cũng giúp bảo vệ tim mạch. Quercetin là một chất chống viêm tự nhiên có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bảo vệ chống lại các tổn thương do cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) gây ra.
Một số nghiên cứu này cũng khẳng định rằng saponin giúp giảm lượng lipid trong máu và cholesterol trong máu, ngăn ngừa tổn thương tim và mạch máu.
Ngăn ngừa ung thư
Selen là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng hợp chất này cũng có thể được tìm thấy trong đậu đen. Hợp chất selen cũng đóng một vai trò trong chức năng của enzym gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, hợp chất selen có thể có tác dụng ngăn ngừa viêm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u.
Hợp chất saponin giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể. Hơn nữa, việc hấp thụ chất xơ từ trái cây và rau quả như đậu đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Đậu đen chứa nhiều hợp chất folate. Đây là hợp chất có vai trò tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư do đột biến DNA.
Tiêu hóa khỏe mạnh
Do hàm lượng chất xơ của chúng, đậu đen giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ từ đậu đen cũng cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn lành mạnh trong ruột kết.
Giảm cân
Chất xơ trong thực phẩm đặc biệt là trong đậu đen thường được công nhận là một yếu tố quan trọng trong việc giảm cân và kiểm soát cân nặng bằng cách hoạt động như một tác nhân thúc đẩy trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Thực phẩm trong đó có đậu đen giàu chất xơ có vai trò làm tăng cảm giác no sau khi ăn và giảm sự thèm ăn, khiến mọi người cảm thấy no lâu hơn so với việc sử dụng các loại sản phẩm khác. Do đó làm giảm lượng calo tổng thể.
Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm thực vật như đậu đen làm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và tỷ lệ tử vong nói chung, đồng thời thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh, tăng năng lượng và giảm tổng trọng lượng.
Làm đẹp da
Ngoài chức năng sử dụng đậu đen làm thuốc thì nước đậu đen được dùng như một món ăn có tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Đây có lẽ là món ăn khá phù hợp với phụ nữ. Hơn nữa 10 loại acid amin cần thiết trong đậu đen cũng có vai trò trong quá trình sản sinh collagen, giúp cho làn da trở nên săn chắc hơn.
Những người không nên uống nước đỗ đen
Người huyết áp thấp
Nước đỗ đen rất tốt cho những người cao huyết áp giúp giải nhiệt, thanh độc vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn thuộc nhóm người huyết áp thấp thì không nên uống nước đỗ đen. Nguyên nhân, trong nước đỗ đen chứa nhiều kali khiến cho bệnh tình càng thêm tăng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Nếu những người huyết áp thấp uống nước đỗ đen sẽ dẫn tới biểu hiện mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đậu đen.
Người cơ thể hàn lạnh, tiêu chảy
Nước đỗ đen giúp giải nhiệt vô cùng tốt, nhưng nếu bạn thuộc diện người cơ thể hàn lạnh, hoặc đang mắc bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… thì không nên uống nước đỗ đen. Nguyên nhân, nước đỗ đen tính hàn cao, nếu bạn uống vào sẽ khiến cơ thể càng thêm lạnh, gây đau bụng tiêu chảy, bệnh tình càng thêm nặng vô cùng nguy hiểm.
Người đang uống thuốc
Trong thành phần dinh dưỡng của dậu đen có tác dụng giải độc vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein.. tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, thì không nên ăn đỗ đen hoặc uống nước đỗ đen. Bởi khi bạn ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, thuốc cũng làm giảm đi thành phần dinh dưỡng có trong đỗ đen khiến cho các thành phần protein, canxi, vitamin, khoáng chất… trong đỗ đen mất hết.
Người già và trẻ nhỏ
Nước đỗ đen giúp cho đàn ông giải nhiệt, nữ giới giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong đậu đen, nếu dùng đậu đen có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.
Bên cạnh dó, với những người bị chứng dị ứng với loại thực phẩm này cũng nên tránh sử dụng.
Người bệnh thận không nên ăn đậu đen
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn đậu đen vì có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Không nên cho thêm đường Nước đậu đen rang, không cho đường là tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm…
Lưu ý khi uống nước đậu đen
Để tận dụng tối đa những lợi ích sức khỏe và ngăn ngừa những tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra, dưới đây là một số lưu ý khi uống nước đậu đen dành cho bạn:
Uống nước đậu đen với mức độ hợp lý: Đậu đen chứa hàm lượng protein và chất xơ cao, vì vậy nên uống nước đậu đen ở mức độ phù hợp, với 1 lượng vừa đủ. Người khỏe mạnh chỉ nên uống 1 ly nước đậu đen mỗi ngày. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên uống 1-2 ly/tuần. Không dùng nước đậu đen thay nước uống hàng ngày.
Chế biến đúng cách: Khi nấu nước đậu đen, hãy đảm bảo rửa sạch và ngâm đậu trước khi nấu để làm mềm và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Nên nấu đậu đen trong nước sạch và đun sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giảm lượng phytat trong đậu đen: Đậu đen chứa phytat có thể cản trở sự hấp thụ của một số khoáng chất. Để tăng cường hấp thụ khoáng chất, bạn có thể ngâm đậu đen qua đêm hoặc sử dụng các quy trình như lên men để giảm lượng phytat.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe đặc biệt hoặc bị mất cân bằng dinh dưỡng, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc uống nước đậu đen và cách tích hợp nó vào chế độ ăn uống của bạn một cách hợp lý.
Chú ý đến các phản ứng dị ứng: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng như phát ban, ngứa, sưng hoặc khó thở sau khi uống nước đậu đen, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.