Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ưu tiên hàng đầu là “bơm” vốn cho nền kinh tế

KTĐT - "Ưu tiên hàng đầu là cần bơm vốn ra cho nền kinh tế. Nếu lãi suất hạ mà doanh nghiệp (DN) không "với" được vốn giá rẻ thì vẫn không có hiệu quả" - Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên báo KT&ĐT xung quanh chủ trương áp trần lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo Thông tư 14/2012/TT-NHNN của NHNN, từ 8/5, 4 lĩnh vực bị áp trần lãi suất cho vay gồm nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ông đánh giá thế nào về quyết định này?

- Việc NHNN khống chế chênh lệch huy động và cho vay 3% là một giải pháp cần thiết. Điều này góp phần làm lãi suất cho vay giảm nhanh hơn, giúp DN phần nào thoát khoải cảnh "thoi thóp". Tuy nhiên, ở đây có hai vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất, việc áp trần chỉ được thực hiện ở 4 lĩnh vực ưu tiên đã nói trên.

Thứ hai, đây vẫn là một biện pháp hành chính. Vì thế, không nên kéo dài. Bên cạnh đó, hiện, bản thân DN cũng đang tồn tại rất nhiều hạn chế. Kinh tế khó khăn, nhiều DN còn hàng tồn kho cũng không mặn mà với sản xuất hay nhu cầu vay vốn. Chính vì thế, ngay cả khi lãi suất thấp họ cũng không hào hứng. Trong khi đó, không ít ngân hàng sợ nợ xấu, rủi ro nên có xu hướng ôm vốn thay vì cho vay.

Theo ông, thời điểm nào là thích hợp để bỏ trần lãi suất?

- Nếu tình hình kinh tế diễn biến theo hướng tốt, lạm phát giảm, thanh khoản ngân hàng tốt thì dự đoán, có thể bỏ trần vào quý IV năm nay.

Mục tiêu của một loạt chính sách như hạ các mức lãi suất chủ chốt, áp trần lãi suất cho vay... của NHNN là để hạ lãi suất cho vay. Lãi suất hạ nhưng liệu DN có tiếp cận được vốn hay không, thưa ông?

- Hạ lãi suất và tiếp cận vốn là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Lãi suất dù có hạ đến bao nhiêu đi nữa mà ngân hàng vẫn tiếp tục thắt chặt tín dụng, DN vẫn chỉ có thể "ngắm vốn" mà thôi.

Vậy, theo ông, làm thế nào để DN có thể tiếp cận được vốn ngân hàng và tình trạng ngân hàng "lách" trần cho vay không "đến hẹn lại lên"?

- Theo tôi, chúng ta nên thành lập quỹ bảo lãnh đứng ra đánh giá các chỉ tiêu như vốn phải có, chỉ số đòn bẩy, tính thanh khoản của người đi vay theo tiêu chí, và là cầu nối ngân hàng với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ưu tiên hàng đầu là cần bơm vốn ra cho nền kinh tế. Nếu lãi suất hạ mà DN không "với" được vốn giá rẻ thì vẫn không có hiệu quả.

Còn việc làm thế nào để ngân hàng không "làm khó" DN bằng các biện pháp "lách" trần tinh vi thì không còn cách nào khác là NHNN phải giám sát nghiêm, xử phạt nặng nếu phát hiện ngân hàng vi phạm.

- Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ