Đây là khuyến nghị chính của Báo cáo Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ KH&ĐT công bố chiều 11/9.
Nợ công tăng caoBáo cáo đánh giá, dư nợ công và nợ Chính phủ của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, với tỷ lệ nợ công trên GDP tăng từ 50% năm 2011 lên 63,7% năm 2016. Trong khi đó, tỷ lệ nợ Chính phủ trên GDP tăng vọt từ 39,3% GDP 2011 lên 52,7% năm 2016. “Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam hiện cao nhất so với các quốc gia trong khu vực ASEAN” - báo cáo đánh giá.Sự gia tăng về nợ công trong nước và nợ được Chính phủ bảo lãnh là những yếu tố chính đóng góp vào sự gia tăng nợ công và nợ Chính phủ. Việc đáp ứng các nghĩa vụ chi tiêu thường xuyên ngày càng tăng đã tạo nên sức ép lớn đối với ngân sách Nhà nước. Tổng chi thường xuyên của Chính phủ (không kể những khoản trả nợ gốc) đã tăng vọt lên 75,11% năm 2015 và tăng gần gấp đôi so với mức tăng nguồn thu ngân sách phi viện trợ (38,9%) trong cùng thời kỳ. Trong các khoản chi thường xuyên, các hạng mục chi tiêu nhanh nhất là khu vực hành chính (83,43%), giáo dục (78,49%), chi trả lãi (175, 37%). Những khoản chi này đóng góp vào mức thâm hụt ngày càng lớn của ngân sách Nhà nước từ 4% GDP năm 2011 lên 6,3% năm 2015.Trong bối cảnh đó, đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước thấp hơn trung bình của các nước ASEAN. “Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng gấp đôi vào năm 2015 so với năm 2002, song chỉ chiếm 40% tổng tài chính cho phát triển và đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam là 490 USD so với mức trung bình của các nước ASEAN là 690 USD" - ông Haoliang Xu - Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, cũng là Giám đốc UNDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương đánh giá.Nâng cao nguồn tài chính quốc giaTrước tình hình đó, ông Haoliang Xu khuyến nghị Việt Nam sớm thực hiện một số biện pháp, bao gồm khuyến khích tăng đầu tư tư nhân trong nước; thu hút những dự án FDI liên kết công ty trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời đẩy mạnh thu thuế, quản lý tài sản công và áp dụng thuế tài sản và thuế môi trường, xây dựng khuôn khổ tài chính phối hợp cho việc thực hiện phát triển bền vững. Ông Haoliang Xu cũng tái khẳng định cam kết của UNDP là đối tác của Việt Nam trong tài chính hiệu quả cho phát triển bền vững, đặc biệt trong việc tăng cường hiệu quả điều phối, hiệp lực giữa các nguồn tài chính và tối ưu hóa cho kết quả phát triển bền vững.UNDP khuyến nghị Việt Nam nâng cao nguồn tài chính quốc gia, tăng tốc phát triển khu vực tư nhân tạo động lực để tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư. Cần thiết phải tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển cả về quy mô, nâng suất sức cạnh tranh và trở thành chính thức. “Việt Nam cần xây dựng một chiến lược mới nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế - xã hội trong việc huy động các nguồn lực để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cứng cũng như hạ tầng mềm, nâng cao chất lượng nguồn vốn con người" - UNDP khuyến nghị. Cũng theo UNDP, chiến lược mới về tài chính cho phát triển cần trở thành một bộ phận khăng khít của các nỗ lực đổi mới trong quản lý tài chính công và đầu tư công, của các kế hoạch tái cơ cấu DN Nhà nước và đặc biệt phát triển các DN tư nhân quy mô nhỏ và vừa.Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn ưu đãi từ ODA và viện trợ không hoàn lại sẽ bị cắt giảm. Do vậy, những khuyến nghị trong Báo cáo của UNDP sẽ là nguồn thông tin quan trọng để Chính phủ Việt Nam điều hành, phát triển kinh tế đất nước.