Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ủy ban Dân tộc tặng quà cho đồng bào Chăm dịp tết Katê

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Được biết, Tết Katê là một lễ hội dân gian quan trọng và lớn nhất của người Chăm. Đây...

Kinhtedothi - Được biết, Tết Katê là một lễ hội dân gian quan trọng và lớn nhất của người Chăm. Đây là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên và các vị thần; cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc. Đây cũng là cơ hội để mọi người gần gũi, gắn bó, đoàn kết và thương yêu nhau hơn trong cuộc sống.

Vào những ngày này, người Chăm tập trung tại các đền tháp cổ kính và thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian. Mọi người nghỉ ngơi, đi thăm viếng, chúc tụng lẫn nhau và tràn ngập niềm vui. Lễ hội Katê thường diễn ra trong 3 ngày vào đầu tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 9, 10 dương lịch).
Ông Nguyễn Xuân Châu (bên phải) tặng quà cho người dân đồng bào Chăm.
Ông Nguyễn Xuân Châu - Phó Chánh Văn phòng, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Ủy ban Dân tộc tại TP Hồ Chí Minh (bên phải) tặng quà cho người dân đồng bào Chăm.
Năm nay, Lễ hội Katê diễn ra từ ngày 22 – 24/10. Theo lịch trình, đoàn đến thăm và chúc tết tại các thôn Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp (thuộc thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận); xã Phú Lạc (huyện Tuy Phong), xã Phan Thanh (huyện Bắc Bình) tỉnh Bình Thuận. Đây là những địa phương có tỉ lệ người Chăm đông nhất nước.

Tại các nơi đến, thừa ủy quyền lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, ông Nguyễn Xuân Châu đã chúc mừng lãnh đạo các xã, Ban điều hành các thôn, khu phố và đồng bào dân tộc Chăm hưởng mùa Tết Katê an lành, hạnh phúc. Đồng thời, biểu dương các xã, các thôn và đồng bào Chăm trong thời gian qua đã đoàn kết sống hòa hợp với đồng bào các dân tộc khác trên địa bàn, tự lực vươn lên trong cuộc sống, thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và mong muốn bà con tiếp tục phát huy tốt đẹp những thành quả đã đạt được, sống tốt và sống có ích cho xã hội.

Trong chuyến thăm, tặng quà lần này, đoàn cán bộ Ủy ban Dân tộc cũng đến tham quan làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc. Đây là những làng nghề nằm trong chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề và nghề truyền thống của đồng bào Chăm.