Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vaccine nào hiệu quả nhất cho mũi tiêm tăng cường ngừa Covid-19?

Kinhtedothi - Một nghiên cứu ở Anh đã thử nghiệm 7 loại vaccine Covid-19 khác nhau dưới dạng liều tăng cường, cho thấy hầu hết chúng đều làm tăng kháng thể, trong đó các mũi tiêm của Moderna và Pfizer/BioNTech được đánh giá hiệu quả nhất.
Vaccine Covid-19 của Pfizer được chuẩn bị cho một liều tiêm tăng cường tại một cơ sở tiêm chủng ở Paris, Pháp, ngày 16/9. Ảnh: Bloomberg 
Kết quả của nghiên cứu, được công bố hôm 2/12, đã cho thấy thử nghiệm các mũi tiêm tăng cường ở hơn 2.800 tình nguyện viên từ 30 tuổi trở lên, những người đã tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer.
Theo đó, tất cả 7 loại vaccine đều tăng cường khả năng miễn dịch ở người đã tiêm vaccine AstraZeneca, trong khi 6 loại vaccine tăng mức độ kháng thể ở người đã tiêm vaccine Pfizer. Nghiên cứu cho thấy tất cả 7 loại đều an toàn khi sử dụng như liều thứ 3.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt lớn giữa phản ứng kháng thể và miễn dịch tế bào của các loại vaccine, trong đó hiệu quả lớn nhất được ghi nhận là từ vaccine mRNA của Pfizer và Moderna. Mức độ kháng thể được đo vào 4 tuần sau khi tiêm tăng cường.
Vaccine Valneva, đã hoạt động tốt trong các thử nghiệm nhưng vẫn chưa được phép sử dụng, là mũi tiêm duy nhất không làm tăng nồng độ kháng thể sau 2 liều Pfizer so với giả dược, mặc dù vaccine này chỉ được thử nghiệm với khoảng 100 mũi. 
Các loại vaccine khác được thử nghiệm là chế phẩm của Johnson&Johnson, CureVac và Novavax. Các mũi này được tiêm từ 10 - 12 tuần sau liều thứ 2 vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer.
Các kết quả ban đầu từ nghiên cứu được sử dụng để thông báo cho chương trình tiêm tăng cường của nước Anh vào tháng 9 vừa qua. Chương trình này tập trung vào những người lớn tuổi và dựa vào các mũi tiêm Pfizer và Moderna làm liều thứ 3. Anh đã mở rộng việc triển khai tiêm mũi 3 cho tất cả người lớn trong tuần này do biến thể Omicron mới, cắt giảm thời hạn tiêm tăng cường từ 6 tháng sau liều thứ hai xuống còn 3 tháng.
"Những dữ liệu này liên quan trực tiếp đến việc (Chính phủ Anh) đưa ra quyết định trong tuần này" - Saul Faust, giáo sư miễn dịch học trẻ em và các bệnh truyền nhiễm, đồng thời là điều tra viên chính của nghiên cứu, cho biết tại một cuộc họp báo. Ông nhấn mạnh: "Nếu một quốc gia hoặc khu vực trên thế giới chỉ có một trong những loại vaccine mà chúng tôi đã chứng minh là có thể tiêm tăng cường, thì việc sử dụng chúng để tiêm tăng cường là điều tốt và an toàn. Không phải cứ chỉ là vaccine mRNA".
Theo Bloomberg, không rõ sẽ cần bao nhiêu liều vaccine để cung cấp sự bảo vệ lâu dài nhất trước Covid-19, hoặc liệu có cần tiêm nhắc lại hàng năm hay không, nhưng mức độ kháng thể được tạo ra bởi một số loại vaccine sẽ giảm sau vài tháng. Với sự lan rộng của biến thể Omicron mới, các quốc gia đang tìm cách bảo vệ cộng đồng của họ càng nhanh càng tốt.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ