Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vải thiều Thanh Hà sẽ “cất cánh”cùng hãng hàng không xuất đi nước ngoài

Vĩnh Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa vải thiều Thanh Hà, Hải Dương sẽ bước vào chính vụ. Giá vải dự kiến dao động từ 80.000đ – 100.000đ/1kg. Điều đáng nói vải thiều năm nay sẽ “cất cánh” cùng với hãng hàng không Việt Nam xuất sang các nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Australia.

Đây cũng là năm đầu tiên 20 tấn vải thiều Thanh Hà được đưa vào suất ăn trên các chuyến bay của hãng hàng không do Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài và Công ty cổ phần Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam cung cấp.

Vải thiều Thanh Hà sắp vào vụ chính. Ảnh Vĩnh Quân
Vải thiều Thanh Hà sắp vào vụ chính. Ảnh Vĩnh Quân

Vải thiều chính vụ Hải Dương được thu hoạch trong tháng 6/2023. Giá vải sớm 80.000-100.000 đồng/kg và hiện tại vải thiều dao động tầm 20.000 đồng/kg.

Sản lượng vải xuất khẩu của Hải Dương năm 2023 dự kiến chiếm trên 50%.

Theo Sở NN&PTNT Hải Dương, sản lượng vải xuất khẩu của Hải Dương năm 2023 dự kiến chiếm trên 50%; trong đó, đặc biệt, lượng vải thiều Thanh Hà xuất khẩu ngày càng tăng qua các thị trường truyền thống là Trung Quốc, các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Australia.

Ngày 11/6, ông Vũ Việt Anh – Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay, sản lượng thu hoạch vải Hải Dương đã đạt khoảng 32.000 tấn, đạt hơn 50% kế hoạch; trong đó, 13.000 tấn được xuất khẩu Trung Quốc và khoảng 3.000 tấn xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ và Australia.

Thanh Hà sẽ xuất vải đi thị trường nước ngoài. Ảnh Vĩnh Quân
Thanh Hà sẽ xuất vải đi thị trường nước ngoài. Ảnh Vĩnh Quân

Năm 2023 toàn tỉnh Hải Dương có trên 8.800 ha vải trồng chủ yếu ở Thanh Hà, TP Chí Linh; trong đó 70% vải chính vụ. Có 5 vùng sản xuất theo quy trình VietGAP.

Sản lượng vải toàn tỉnh trên 60.000 tấn; trong đó vải thiều Thanh Hà khoảng 40.000 tấn. Toàn tỉnh có 203 mã số vùng trồng, 13 mã số cơ sở đóng gói phục vụ.

Mặc dù quả vải có nhiều tín hiệu vui khi được xuất đi thị trường nước ngoài nhưng không thể lơ là trước an toàn thực phẩm.

Bà Lương Thị Kiểm – Phó GĐ Sở NN&PTNT Hải Dương thông tin tỉnh đang hướng tới phát triển đa giá trị của sản phẩm nông nghiệp, vừa phát triển du lịch sinh thái, vừa hình thành vùng trồng tập trung, vùng nguyên liệu sạch, hữu cơ cho các sản phẩm nông sản, trong đó có vải thiều.

Đồng thời, tăng cường quản lý chất lượng vật tư đầu vào, giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà thị trường nhập khẩu yêu cầu như cấp mã số vùng trồng hay kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp đơn vị liên quan cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Đến nay, toàn tỉnh Hải Dương đã có 199 mã số vùng trồng vải được cấp với tổng diện tích 1.119 ha và 21 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Australia, Newzeland, Nhật Bản, Thái Lan.

Riêng huyện Thanh Hà hiện có 45 vùng sản xuất vải đã được cấp 168 mã số vùng trồng xuất khẩu và đang hoàn thiện các quy định để duy trì 11 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp, đăng ký cấp mới 3 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc với công suất 500 tấn/ngày.

Vải Thanh Hà đặc sản của Hải Dương. Ảnh Vĩnh Quân

Theo bà Kiểm, mỗi thị trường xuất khẩu có một tiêu chí riêng nên Hải Dương đã tổ chức ký cam kết với hệ thống các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn cho đội ngũ này để giúp cơ quan chuyên môn tư vấn cho người trồng sử dụng đúng và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật cho vải thiều. Nhất là khi xuất sang thị trường các nước khó tính. Vì vậy rất cần người dân làm theo hướng dẫn để trồng theo tiêu chuẩn. Đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế./.