Tham dự buổi hội thảo có: Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; ông Nguyễn Minh Đức Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, cùng đại diện các đơn vị, lãnh đạo các quận, huyện trên địa bàn TP.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn TP hiện có 26.609 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 5.218 cơ sở thức ăn đường phố (TAĐP). Hàng năm, các đoàn kiểm tra giám sát trung bình 110.000 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống, TAĐP, số cơ sở đạt tiêu chí ATTP trên 80%.
Có thể khẳng định, mô hình cải thiện dịch vụ ăn uống TAĐP đã thu được kết quả trên nhiều phương diện như: Cải thiện điều kiện vệ sinh cơ sở, ý thức chấp hành các quy định của chủ cơ sở, sự tham gia quản lý, giám sát và kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP còn gặp nhiều khó khăn.Nguyên nhân là do số cơ sở lớn, luôn di biến động, đặc biệt khu vực ven đô, khu có đông người lao động thuê trọ, khu có nhiều công trình xây dựng dở dang… những nơi này luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất dịch vụ ăn uống, TAĐP chật hẹp, vệ sinh mặt nền chưa gọn sạch, trang thiết bị dụng cụ chưa thay thế kịp thời, lấn chiếm vỉa hè, cơ sở ăn uống tại các chợ cóc chợ tạm thực hành vệ sinh không đảm bảo.Ngoài những nguyên nhân khách quan, thì có nguyên nhân do một số chính quyền địa phương chưa quan tâm thường xuyên, nể nang trong quản lý, xử phạt vi phạm chưa nghiêm. Ý thức thực hành vệ sinh của người chế biến còn hạn chế, ý thức một bộ phận người tiêu dùng còn dễ dãi, đơn giản trong lựa chọn cơ sở kinh doanh TAĐP.Để tiếp tục truyền thông mạnh mẽ hơn về công tác ATTP, Hội thảo sẽ đánh giá, phân tích thực trạng quản lý ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố của các cấp trên địa bàn TP, vai trò trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý ATTP. Bên cạnh đó là chia sẻ khó khăn, tháo gỡ vướng mắc cũng như kinh nghiệm quản lý ATTP tại địa phương.Báo Kinh tế & Đô thị chung tay vì ATTP
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh, để góp phần chung tay cùng thành phố triển khai tốt hơn công tác đảm bảo ATTP, đặc biệt là vấn đề quản lý dịch vụ ăn uống, TAĐP trên địa bàn, được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội thảo với Chủ đề: "Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại Hà Nội" nhằm chia sẻ những khó khăn cũng như kinh nghiệm trong quản lý ATTP.
Ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Có thể nói, thời gian qua, công tác quản lý ATTP, trong đó có dịch vụ ăn uống, TAĐP ở Hà Nội đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ từ cấp xã, phường đến TP thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn, ý thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng thực phẩm đã tăng lên rõ nét.
Đối với dịch vụ ăn uống, TAĐP, kể từ năm 2010, khi Hà Nội triển khai thí điểm mô hình cải thiện ATTP dịch vụ ăn uống đến nay mô hình này đã tạo sự chuyển biến rõ nét đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và văn minh đô thị.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn TP hiện có khoảng 26.609 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (DVAU), (trong đó đa số là cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn chín), 5.218 cơ sở TAĐP.Hàng năm kiểm tra giám sát trung bình 110.000 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, số cơ sở đạt tiêu chí ATTP trên 80,0%. Các tiêu chí ATTP dịch vụ ăn uống tại các phường, thị trấn từng bước được cải thiện.Song công tác bảo đảm ATTP nói chung, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố nói riêng vẫn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức do nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, quy mô sản xuất, kinh doanh cơ bản vẫn là nhỏ lẻ; một số mô hình thí điểm mới nên sự nhận thức của cộng đồng chưa cao, còn khó khăn khi thực hiện; một số tiêu chí khó duy trì đầy đủ như ghi chép sổ sách nguồn gốc thực phẩm; nguồn lực và đầu tư kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; công tác quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt, sự vào cuộc của chính quyền cơ sở ở một số nơi còn chưa tích cực, chưa thực sự trách nhiệm...Đối với báo Kinh tế & Đô thị, trong thời gian qua đã thường xuyên đẩy mạnh truyền thông về đảm bảo ATTP, báo đã xây dựng các chuyên trang "Chung tay vì an toàn thực phẩm" trên báo in cũng như ra mắt chuyên mục "Chung tay vì an toàn thực phẩm" trên báo điện tử Kinh tế & Đô thị nhằm truyền thông cộng đồng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chất lượng, an toàn góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, kêu gọi doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng chung tay góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Ngoài ra, còn nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác đảm bảo ATTP tại địa phương, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách ATTP. Phóng viên của báo đã có nhiều bài phản ánh, phân tích, đánh giá về cơ chế chính sách, các bài điều tra về các vụ việc được bạn đọc và cơ quan chức năng của TP quan tâm, giải quyết.
Để tiếp tục truyền thông mạnh mẽ hơn về công tác ATTP, hội thảo "Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại Hà Nội" do báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức nhằm đánh giá, phân tích thực trạng quản lý ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố của các cấp trên địa bàn TP, vai trò trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý ATTP. Bên cạnh đó, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cũng như kinh nghiệm trong quản lý ATTP tại các quận, huyện, xã, phường; những giải pháp để địa phương phát huy được vai trò của mình, cũng như chia sẻ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc đảm bảo ATTP.
"Đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng nhau bàn thảo, đóng góp ý kiến, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách quản lý, để tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức của chính quyền địa phương, của các cơ quan chức năng trong công cuộc đấu tranh với thực phẩm bẩn, "Chung tay vì an toàn thực phẩm", vì sức khỏe của người dân Thủ đô", Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh.Hà Nội: 99% cơ sở ký cam kết đảm bảo ATTP
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định: "Quản lý ATTP đối với dịch vụ ăn uống TAĐP là nội dung thường xuyên, trọng tâm trong công tác ATTP của TP Hà Nội. Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai thí điểm quản lý, kiểm soát ATTP đối với kinh doanh DVAU, TAĐP từ năm 1998 tại phường Trung Liệt (Đống Đa) và tuyến phố Núi Trúc (Ba Đình), đến nay đã nhân rộng ra 30 tuyến phố văn minh và mô hình cải thiện ATTP DVAU tại 198 phường, thị trấn. Qua đánh giá cho thấy, công tác quản lý ATTP DVAU đã có nhiều chuyển biến tích cực: 99% cơ sở ký cam kết đảm bảo ATTP; 80% cơ sở đạt điều kiện về cơ sở vật chất và đảm bảo các tiêu chí ATTP; Nâng cao nhận thức vai trò quản lý, kiểm soát của chính quyền cơ sở".
Ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. |
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác đảm bảo ATTP trong kinh doanh DVAU cũng còn những tồn tại, đó là: Khoảng 16,5% cơ sở chưa đạt các điều kiện ATTP, cơ sở chật hẹp, chưa kịp thời thu dọn giấy, thức ăn thừa trên bàn và nền nhà; chậm thay thế trang thiết bị dụng cụ cũ, hỏng; nhiều cơ sở chưa quan tâm tới đảm bảo nguồn gốc thực phẩm... nguyên nhân của những tồn tại trên là: (1) Nhiều chủ cơ sở chưa tuân thủ quy định đảm bảo ATTP vì lợi nhuận mà thiếu trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng; (2) Không đảm bảo về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường (diện tích chật hẹp, sử dụng chung với gia đình sinh hoạt, lấn chiếm vỉa hè); (3) Hoạt động thức ăn đường phố thường biến động, sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc; (4) Một bộ phận người tiêu dùng còn dễ dãi, đơn giản trong lựa chọn sản phẩm thức ăn đường phố; (5) Chính quyền cơ sở chưa quyết liệt xử lý vi phạm...
Trước những tồn tại của loại hình kinh doanh DVAU thức ăn đường phố, TP Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt để khắc phục gắn với việc triển khai "Trật tự, văn minh đô thị". Ngày 22/12/2014, UBND TP có Chỉ thị số 20/CT-UBND về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới thực hiện chiến lược Quốc gia về ATTP đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và kế hoạch truyền thông Chung tay vì ATTP giai đoạn 2015 - 2020. Ngày 14/4/2016 UBND TP ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP.Thực hiện chỉ đạo của TP, thời gian qua các cấp, các ngành đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động thi đua về ATTP, triển khai kế hoạch Chung tay vì ATTP, kế hoạch phối hợp vận động giám sát ATTP giữa chính quyền và UBMTTQ các cấp, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm... Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo công tác ATTP các cấp được kiện toàn với Chủ tịch UBND các cấp làm trưởng ban, đã nâng cao hiệu lực quản lý công tác ATTP trên địa bàn nhất là tại các xã, phường, thị trấn."Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý ATTP DVAU, TADP, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý DVAU, TAĐP, Sở Y tế phối hợp báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Hội thảo "Vai trò của chính quyền trong quản lý dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố tại Hà Nội". Trong buổi hội thảo này, chúng ta sẽ trao đổi làm rõ hơn vai trò của chính quyền địa phương trong công tác ATTP nói chung, ATTP đối với DVAU, TAĐP nói riêng để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ATTP đối với loại hình kinh doanh DVAU, TADP", ông Nguyễn Khắc Hiền nói.
Ông Lại Bá Hà - Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại Hội thảo. |
Hà Nội cần tăng cường kiểm soát kinh doanh dịch vụ ăn uống
Theo số liệu thống kê được ông Trần Ngọc Tụ - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP đưa ra , trên địa bàn TP có khoảng 26.609 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó đa số là cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn chín, 5.218 cơ sở TAĐP. Không chỉ hiện tại mà ngay từ năm 1998 Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Về công tác chỉ đạo, Sở Y tế đã tham mưu UBND TP ban hành ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống (DVAU), TAĐP. Tham mưu phối hợp triển khai Phát động thi đua về ATTP, kế hoạch Chung tay vì ATTP, kế hoạch phối hợp vận động giám sát ATTP giữa chính quyền và UB MTTQ các cấp, thực hiện khắc phục các tồn tại hạn chế theo kế hoạch 119 của UBND TP về khắc phục các hạn chế yếu kém, đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý ATTP.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo VSATTP các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch chỉ đạo tăng cường quản lý ATTP đối với 31.827 cơ sở DVAU, TAĐP trên địa bàn. Triển khai mô hình cải thiện ATTP DVAU tại 198 phường thị trấn với 12.932 cơ sở, kiểm soát TADP tại 100% XPTT gồm 5.218 cơ sở, xây dựng 30 tuyến phố văn minh về ATTP DVAU, TAĐP tại 30 quận, huyện, thị xã với 728 cơ sở. Xây dựng mô hình điểm TAĐP tại phường Trung Liệt - quận Đống Đa (78 cơ sở) và tuyến phố Núi Trúc - quận Ba Đình (25 cơ sở).
Công tác tuyên truyền cũng được diễn ra đều đặn trên loa đài, tập huấn, hướng dẫn phổ biến kiến thức ATTP cho 90% người tham gia kinh doanh DVAU, TAĐP. Tổ chức ký cam kết đảm bảo ATTP cho các cơ sở KD DVAU, TAĐP đạt 99%. Tổ chức hội thi "Người kinh doanh DVAU, TAĐP hiểu biết về Thông tư 30/2012/TT- BYT" tại một số quận nội đô.
Không những thế công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo ATTP đối với các cơ sở kinh doanh DVAU, TAĐP được tăng cường. Hàng năm kiểm tra giám sát trung bình 110.000 lượt cơ sở DVAU, TAĐP, số cơ sở đạt tiêu chí ATTP trên 80,0%. Xét nghiệm nhanh đạt trên 90%. Kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh DVAU thuộc Đề án DVAU và tại 2 mô hình điểm TA ĐP phường Trung Liệt và tuyến phố Núi Trúc, tuyến phố tập trung DVAU Quán Thánh Ba Đình, tuyến phố văn minh đạt trên 85%. Các buổi kiểm tra có sự tham gia tích cực của các đồng chí lãnh đạo UBND xã phường thị trấn. Các cơ sở công khai Giấy cam kết ATTP và nguồn gốc thực phẩm.
Lãnh đạo các đơn vị, quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội tại Hội thảo. |
Đối với các lễ hội, trước khi sự kiện diễn ra Sở Y tế đã làm việc với BCĐ ATTP các quận, huyện có lễ hội lớn để bàn cách đảm bảo ATTP, tổ chức khám sức khỏe, tập huấn cho người chế biến kinh doanh, ký cam kết đảm bảo ATTP ở 100% cơ sở. Các ngành Y tế, Công thương, công an đã tích cực phối hợp với các quận, huyện, thị xã kiểm tra thường xuyên, 100% cơ sở DVAU TAĐP được kiểm tra.
Hiện tại, công tác bảo đảm ATTP đối với kinh doanh TAĐP đã được triển khai tới 100% xã, phường, thị trấn, các tiêu chí ATTP TAĐP đã tăng trên 80% và xây dựng mô hình điểm kiểm soát ATTP đối với TAĐP tại Phường Trung Liệt (Đống Đa) và phố Núi Trúc (Ba Đình), 30 tuyến phố văn minh tại 30 quận, huyện, thị xã, các tiêu chí ATTP đã tăng trên 85%. Thực hiện Đề án "Triển khai mô hình cải thiện An toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại phường, thị trấn của 29 quận, huyện, thị xã thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015".
Qua xây dựng mô hình cải thiện ATTP Dịch vụ ăn uống, nhận thức của người quản lý, kinh doanh DVAU nâng cao rõ rệt, 99% các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã ký cam kết đảm bảo đủ điều kiện ATTP với chính quyền địa phương, kiến thức thực hành các nhóm đối tượng về ATTP tăng năm sau so với năm trước. Hoạt động xã hội hóa được cải thiện rõ rệt. Công tác phối hợp liên ngành được đẩy mạnh, công tác kiểm tra có chuyển biến tích cực. Các tiêu chí ATTP DVAU tại các phường, thị trấn từng bước được cải thiện (tăng từ 78,9% năm 2013 lên trên 85% năm 2016).
Mô hình cải thiện DVAU đã thu được kết quả trong việc bảo đảm ATTP trên các phương diện như: Cải thiện điều kiện vệ sinh cơ sở; ý thức chấp hành các quy định của chủ cơ sở; sự tham gia quản lý, giám sát và kiểm soát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành và đoàn thể ở phường... tạo sự chuyển biến tích cực trong các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; Các cơ sở công khai Giấy cam kết ATTP và nguồn gốc thực phẩm...
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của các cơ sở kinh doanh DVAU, TAĐP cũng còn một số tồn tại như: Số cơ sở lớn, luôn di biến động; đặc biệt khu vực ven đô, khu có đông người lao động thuê trọ, khu có nhiều công trình xây dựng dở dang..., những nơi này có nhiều quán ăn, quán ăn bình dân không đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Cơ sở vật chất DVAU, TAĐP chật hẹp, vệ sinh mặt nền chưa gọn sạch, trang thiết bị dụng cụ chưa thay thế kịp thời, lấn chiếm vỉa hè, cơ sở ăn uống tại các chợ cóc chợ tạm thực hành vệ sinh không đảm bảo....
Ông Trần Ngọc Tụ - Chi Cục trưởng Chi cục ATVSTP tham luận tại Hội thảo. |
Không những vậy, một số các tiêu chí TA ĐP khó duy trì như địa điểm VSCS gọn sạch, sổ ghi chép đầy đủ nguồn gốc thực phẩm, thực hành găng tay sử dụng 1 lần, đủ nước sạch chế biến và rửa dụng cụ... Đối với các Lễ hội: Hà Nội có rất nhiều Lễ hội, với các Lễ hội lớn như Chùa Hương, Phủ Tây Hồ, Chùa Thầy, Đền Và... công tác đảm bảo ATTP đã có sự quản lý chặt chẽ và dần đi vào nề nếp, song đối với những Lễ hội quy mô làng, xã chính quyền cơ sở cần quan tâm, chỉ đạo công tác này vì Lễ hội có số người ăn uống hàng ngày lớn, nếu không thực hiện nghiêm túc quy định ATTP nhất là về nguồn gốc thực phẩm, quy trình bảo quản, chế biến rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt.
Để tăng cường quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP trong thời gian tới, đại diện Chi cục ATVSTP đề nghị các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Quy hoạch, nhân rộng thêm các tuyến phố tập trung DVAU, TADP, tuyến phố văn minh, kiên quyết dẹp bỏ các cơ sở TAĐP bày bán không đúng địa điểm được phép bán hàng, TAĐP tại chợ cóc chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị và không đảm bảo ATTP.
Đi kèm với đó là tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý ATTP DVAU, TAĐP và phát huy vai trò của UB MTTQ, các đoàn thể trong phối hợp tuyên truyền vận động giám sát DVAU, TADP. Các sở ngành đoàn thể tăng cường tuyên truyền và phát hiện các cơ sở không đảm bảo ATTP theo KH truyền thông Chung tay vì ATTP và Chương trình phối hợp vận động giám sát ATTP, tại các chợ Chỉ đạo Tăng cường kiểm soát ATTP, tạo sự chuyển biến rõ nét đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm góp phần bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng mỹ quan đô thị.
Ngoài ra, cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, mô hình điểm đối với DVAU và TAĐP. Tăng cường hướng dẫn thực hành các tiêu chí ATTP DVAU TAĐP, trọng tâm vào các tiêu chí khó duy trì như địa điểm VSCS gọn sạch, sổ ghi chép đầy đủ nguồn gốc thực phẩm, thực hành găng tay sử dụng 1 lần, đủ nước sạch chế biến và rửa dụng cụ...
Không những thế cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP cho chủ cơ sở, hướng dẫn người dân lựa chọn sử dụng cơ sở thực phẩm an toàn. Chỉ sử dụng dịch vụ ăn uống tại cơ sở được chính quyền địa phương cho phép bán hàng, có cam kết và bảo đảm điều kiện ATTP. Yêu cầu các cơ sở thực hiện đầy đủ các tiêu chí ATTP, quán triệt thu gom rác thải mặt nền cơ sở không có giấy rác chất thải, tạo sự thay đổi rõ nét đảm bảo vệ sinh môi trường mỹ quan sạch đẹp.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATTP của các cơ sở cũng cần được chú trọng. Định kỳ, ban chỉ đạo ATTP, đoàn kiểm tra ATTP tuyến trên kiểm tra tiến độ hoạt động công tác quản lý, bảo đảm ATTP đối với kinh doanh DVAU, TAĐP và kiểm tra đột xuất thực tế các cơ sở kinh doanh DVAU, TAĐP. Chủ động giám sát điều tra xử lý các vụ ngộ độc Methanol, phối hợp giữa các sở ngành, quận huyện trong điều tra, truy xuất nguồn gốc rượu tiêu dùng tại chỗ tại các cơ sở kinh doanh DVAU, TAĐP trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở không bảo đảm ATTP theo quy định pháp luật, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Cần phân cấp quản lý về ATTP triệt để hơn nữa
Theo ông Nguyễn Đức Viên - Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy, Quận là một trong những địa bàn có tốc độ đô thị hóa phát triển rất nhanh đi kèm với đó nhu cầu sử dụng thực phẩm cũng tăng nhanh đồng thời đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Cùng với sự đa dạng các mặt hàng thực phẩm, số lượng các cơ sở kinh doanh thực phẩm cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là siêu thị vừa và nhỏ; dịch vụ ăn uống, TAĐP...
Đến tháng 6/2017, toàn quận có 3.430 cơ sở thực phẩm; trong đó ngành Y tế quản lý 1.640 cơ sở, ngành Công thương quản lý 1.206 cơ sở, ngành Nông nghiệp quản lý 584 cơ sở. Trong đó dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có khoảng 1.264 cơ sở.
Xác định ATTP là công tác quan trọng, trong 9 tháng đầu năm UBND quận đã triển khai 4 đợt cao điểm: Hoạt động đảm bảo ATTP dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân năm 2017 (27/12/2016 đến 15/3/2017); Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống ngộ độc methanol do rượu (16/3/2017 đến 14/4/2017); Triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2017 với chủ đề "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; Kiểm soát rượu, phòng chống ngộ độc rượu" (15/4/2017 đến 15/5/2017); Tăng cường hoạt động đảm bảo ATTP Tết Trung thu năm 2017 (11/9/2017 đến 30/9/2017).
Ông Nguyễn Đức Viên - Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy tham luận tại Hội thảo. |
Riêng đợt cao điểm phòng chống ngộ độc methanol do rượu các đoàn liên ngành, các đoàn chuyên ngành, UBND các phường, BQL các chợ tiến hành kiểm tra, thậm trí cả ngày nghỉ, đêm tối; tập trung kiểm tra các quán ăn đường phố, kể cả các quầy tạp hóa, quán nước... tổ chức kiểm tra và xử phạt 255/689 cơ sở, số tiền 294.400.000 đồng, niêm phong, thu giữ tiêu hủy 8905 lít rượu không rõ nguồn gốc. Kết thúc các đợt cao điểm có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt hơn.
Ngoài các đợt cao điểm, quận đã triển khai kiểm tra ATTP theo các chuyên đề về: Trà sữa, cháo dinh dưỡng, nước uống đóng chai và đá viên, sản xuất, kinh doanh bánh mì, bánh ngọt, các quán ăn đêm, bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học...
Đối với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, 9 tháng đầu năm UBND quận Cầu Giấy thành lập 42 Đoàn kiểm tra liên ngành, Chủ tịch, PCT UBND quận, phường trực tiếp đi kiểm tra. Qua đó xử phạt: 829/2008 cơ sở được kiểm tra, với số tiền 2.546.750.000 đồng; tiêu hủy hàng hóa trị giá 606.543.000 đồng và đình chỉ hoạt động 25 cơ sở,
Theo ông Nguyễn Đức Viên, qua thực tế công tác ATTP vẫn còn gặp nhiều khó khăn như phần lớn các phường giao nhiệm vụ công tác ATTP cho Trạm Y tế phường nên dễ dẫn tới tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, do Cầu Giấy là quận đông dân, có mật độ dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh tuy nhiên trình độ dân trí chưa đồng đều, nhận thức của người dân về ATTP chưa cao, di biến động dân lớn do đó công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn còn gặp nhiều thách thức.
Đại diện quận Cầu Giấy cũng có đề nghị lên TP cần hướng dẫn phân cấp Quản lý về ATTP triệt để hơn nữa vì trên thực tế một số cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ như trà sữa, cháo dinh dưỡng (đứng tên công ty) cũng do TP cấp giấy chứng nhận hay một số hệ thống nhà hàng, chuỗi cửa hàng ăn nhanh có nhiều biến động về nhân viên làm bán thời gian... gây ra tình trạng không kịp thời được kiểm tra, xác nhận kiến thức về ATTP.
ATTP phụ thuộc vào lương tâm của người bán hàng
Là địa bàn đông dân, phường Hàng Buồm thường xuyên tập trung các hoạt động văn hóa nghệ thuật và ẩm thực do vậy kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố rất phát triển. Tính tới thời điểm hiện tại trên địa bàn phường có 128 cơ sở kinh doanh thực phẩm, hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách nước ngoài đến lưu trú và du lịch.
Ông Nguyễn Quyết Thắng - Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm cho biết, công tác quản lý về vệ sinh ATTP luôn được Đảng ủy, chính quyền phường thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Ông Nguyễn Quyết Thắng - Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm tham luận tại Hội thảo. |
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý được chất lượng các đồ ăn, thức uống bày bán trên các đường phố luôn là câu hỏi làm đau đầu các cơ quan chủ quản về lĩnh vực ATTP. Vì một lẽ, thức ăn đường phố bày bán ở mọi nơi, mọi lúc. thường xuyên thay đổi chủ kinh doanh nên các cơ quan chức năng khó kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ được. Cho nên, vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP các TAĐPG hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và lương tâm của người bán hàng. Vì thế, cách hay nhất và có tính khả thi cao nhất là tuyên truyền, vận động người bán hàng tự giác tuân thủ chặt chẽ các quy trình bảo đảm vệ sinh ATTP từ khâu lựa chọn, chuẩn bị nguyên liệu đến quá trình chế biến và bày bán trên phố sao cho hợp vệ sinh, góp phần giữ gìn sức khỏe khách hàng.
Từ quan điểm đó, UBND phường đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thuộc phường phối hợp với UBMTTQ và các ban ngành, đoàn thể trong phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với hạn chế ô nhiễm thực phẩm. Phổ biến kiến thức ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản và sử dụng thực phẩm và các quy định của pháp luật về VSATTP, các điều kiện đảm bảo an toàn trong sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm, 10 nguyên tắc vàng về chế biến ATTP cho người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng...
Bên cạnh công tác tuyên truyền, cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP, UBND phường đã thành lập Ban chỉ đạo ATTP, trong đó Chủ tịch UBND phường trực tiếp là Trưởng ban. Định kỳ hàng quý tổ chức giao ban BCĐ, sơ kết đánh giá những việc đã làm được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra phương hướng, biện pháp để giải quyết.
UBND phường thành lập tổ kiểm tra liên ngành và các tổ giám sát ATTP thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, giám sát, tư vấn, hướng dẫn các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố nhất là trên tuyến phố Hàng Buồm và các tuyến phố đi bộ trên địa bàn phường thực hiện đúng các tiêu chí về VSATTP; kịp thời xử phạt các trường hợp vi phạm, yêu cầu khắc phục ngay không để tồn tại, nếu không khắc phục sẽ yêu cầu dừng kinh doanh đến khi khắc phục được các tiêu chí về VSATTP .
Cũng theo đại diện phường Hàng Buồm, đến nay 100% cơ sở đã ký cam kết đảm bảo ATTP. Trong năm 2017, tổ kiểm tra liên ngành và các tổ giám sát ATTP của phường đã tiến hành kiểm tra 684 lượt cơ sở, xử phạt 9 cơ sở với số tiền gần 6 triệu đồng, nhắc nhở 62 cơ sở. Qua đó từ nhiều năm nay trên địa bàn phường Hàng Buồm không có trường hợp nào ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên công tác ATTP của phường vẫn còn một số khó khăn như: Do kinh doanh trên địa bàn phố cổ, mặt bằng chật chội nên còn có cơ sở chưa đáp ứng đủ được 10 tiêu chí về VSATTP; Kiến thức người kinh doanh còn nhiều hạn chế chưa tự giác thực hiện; Việc thay đổi chủ kinh doanh thường xuyên nên khó khăn cho việc quản lý.
Hiện nay, ẩm thực đường phố là một nét văn hóa của phường Hàng Buồm. UBND phường đang chú trọng xây dựng một chiến lược lâu dài hơn để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm và thưởng thức ẩm thực. Để đạt được mục tiêu trên cần sự vào cuộc đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể cũng như sự tích cực tham gia của người tiêu dùng, người kinh doanh. "Thời gian tới, UBND phường sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp tuyên truyền đến người tiêu dùng ,chủ kinh doanh, kiểm tra giám sát xử lý nghiêm các vi phạm ATTP, tuyên truyền người dân phát hiện kịp thời các vi phạm ATTP cho cơ quan chức năng, huy động cả hệ thống chính trị phường tham gia vào công tác đảm bảo VSATTP xđể phường Hàng Buồm thực sự là điểm đến của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Thủ đô Hà Nội", ông Nguyễn Quyết Thắng nói.
Tăng cường lập Tổ liên ngành kiểm tra trong công tác quản lý thức ăn đường phố
Theo Thiếu tá Ngô Xuân Long - cán bộ Công an phường Quán Thánh, xác định tầm quan trọng của công tác quản lý VSATTP nói chung, công tác quản lý hoạt động kính doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phổ nói riêng, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/CT-UBND của UBND TP về việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, tổ liên ngành của phường đã phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP.
Thiếu tá Ngô Xuân Long tham luận tại Hội thảo. |
Trong đó, công an phường đã làm tốt công tác tham mưu, chủ động xây kế hoạch, bám sát chỉ đạo và chỉ tiêu công tác của Công an TP, Công an quận giao về đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm về môi trường, vi phạm VSATTP trên địa bàn quận. Cụ thể tính đến ngày 20/9/2017, Công an phường đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, cán bộ y tế phường đã tổ chức kiểm tra và xử lý 21 trường hợp vi phạm các quy định về VSATTP trên địa bàn, đề xuất ra quyết định xử phạt 21 trường hợp, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 23 triệu đồng.
Tuy nhiên, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP trên địa bàn phường còn gặp một số khó khăn như: Một là, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu hoạt động ngoài giờ hành chính, thời gian các cơ quan hành chính nghỉ nên việc kiểm tra, xử lý các vi phạm còn hạn chế. Hai là, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố khi bị tổ liên ngành lập biên bản kiểm tra, ra quyết định xử lý hình phạt thì chống đối bằng cách ngừng hoạt động kinh doanh hoặc chuyển địa điểm, gây cản trở trong việc thực hiện Quyết định xử phạt của tổ liên ngành. Ba là, chế tài xử phạt đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố còn thấp so với thực tế hiện nay, dẫn đến công tác răn đe, giáo dục và quản lý hiệu quả còn chưa cao; Bốn là, nhận thức của người dân trong việc đảm bảo VSATTP còn thấp, nhiều cơ sở vì lợi nhuận mà thực hiện chưa đầy đủ các quy định về VSATTP, dẫn đến dù đã bị xử lý vẫn cố tình vi phạm...
Mất ATTP: Đến từ sự dễ dãi của người tiêu dùng
Theo ông Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát ngộ độc (Cục ATTP, Bộ Y tế), việc kinh doanh TAĐP là loại hình không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới rất được ưa chuộng do có thể lựa chọn nhanh, đa dạng, nhiều chủng loại, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, loại hình này kinh doanh này lại ẩn nhiều nguy cơ về vệ sinh ATTP. Không phải ngẫu nhiên mà cách đây mấy năm còn phố bán chân gà, phố lẩu nhưng đến nay đã biến mất, tình trạng này xuất phát từ vấn đề không đảm bảo được ATTP và sự vào cuộc của chính quyền địa phương.
Ông Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát ngộ độc (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) tham luận tại Hội thảo. |
Tính trong năm 2016 riêng các vụ ngộ độc thực phẩm toàn quốc chiếm 3,2 - 5,7% tổng số vụ là do TAĐP, nhiều nơi có đến 2 - 3 vụ trên một địa bàn. Hiện trạng này rất khó có thể kiểm soát được một cách triệt để. Nguyên nhân đến từ tính thiếu tự giác, làm ăn gian dối của một số cơ sở kinh doanh cũng như sự dễ dãi, đồng tình với nguy cơ mất ATTP của người tiêu dùng.
Thậm chí, tại nhiều địa điểm kinh doanh TAĐP không phải mang đi xét nghiệm mà có thể nhìn rõ bằng mắt, ngửi bằng mũi đã nhận thấy thực phẩm không đảm bảo nhưng vẫn đông khách. Có cầu ắt có cung như vậy khiến cơ quan chức năng có dẹp đến mấy cũng khó. Hơn nữa những cơ sở trên thường hoạt động ngoài giờ hành chính, cơ quan chức năng có theo dõi 24/24 giờ cũng khó có thể kiểm soát triệt để.
Ông Lâm Quốc Hùng cũng nói thêm, hiệu lực quản lý TAĐP các cấp quận huyện còn chưa thường xuyên, chưa cao, chỉ khi nào UBND vào cuộc 1 cách quyết liệt, triệt để thì không bao giờ các cơ sở có thể làm ăn dối trá. Có thể kể đến như vào năm 2011, TP đã xây dựng mô hình điểm ở Hoàn Kiếm thì cán bộ còn nhớ tới từng cửa hàng còn kiếm khuyết những cái gì của lần kiểm tra trước đó.
Việc quản lý kinh doanh TAĐP trong khu vực và trên thế giới được thực hiện rất triệt để, tuân thủ theo nguyên tắc ban hành các tiêu chí cụ thể, tổ chức triển khai ở đồng loạt các địa điểm kinh doanh, không có khoảng trống, không có nhân nhượng giữa các cơ sở, tổ chức thanh tra kiểm tra xử lý nghiêm, bình đẳng; quy hoạch, quy định các khu vực, tuyến phố kinh doanh TAĐP để dễ dàng quản lý. Như tại Malysia bắt buộc phải có thẻ được cấp, phải đeo thẻ khi bán, trước đó phải được kiểm soát, tập huấn và đăng ký mặt hàng để xác định rõ ràng trách nhiệm trong kinh doanh. Còn tại Singgapore thì xây dựng 4 trung tâm về TAĐP với hàng ngàn cơ sở, trái ngược với Việt Nam khi cả nước chỉ có 4 trung tâm dạng này để kiểm soát tập trung.
Ông Lâm Quốc Hùng chia sẻ, quản lý thức ăn đường phố ở Việt Nam thực hiện như thế nào, vấn đề này đã được chỉ rõ trong Luật, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu phải thực hiện đồng bộ giữa các địa phương, huy động các đoàn thể cùng tham gia. Xây dựng áp dụng những mô hình thí điểm. Hà Nội là một trong địa phương chủ động triển khai các mô hình thí điểm được Bộ Y tế đánh giá cao, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng. Với quyết định 38 của Thủ tướng CP thì một trong những nội dung thanh tra chuyên ngành thì vấn đề thanh tra thức ăn đường phố cũng được yêu cầu đẩy mạnh triển khai. Hướng dẫn để tổ chức lực lượng chuyên trách quản lý, phân công phân cấp quản lý, đầu tư nhân lực, nguồn lực để quản lý TAĐP
Về góc độ quản lý ATTP đã được quy định trách nhiệm cho UBND, có phân công trách nhiệm cụ thể cho UBND cấp quận, huyện, xã, phường. Các văn bản hướng dẫn của UBND TP cũng đã chỉ đạo rõ ràng. Rõ ràng mục tiêu quản lý và vai trò của UBND trong đảm bảo ATTP TAĐP là đảm bảo đúng, đủ theo đúng quy định của Luật ATTP. Phải có sự quyết tâm cao của UBND, đồng thuận của người kinh doanh, người tiêu dùng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức của người kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố
Tham luận tại Hội thảo, GS. TS Phan Thị Kim - Chủ tịch Hội KHKT ATTP Việt Nam cho biết, dịch vụ thức ăn đường phố là loại hình cung cấp thực phẩm cho cộng đồng một cách thuận tiện, đa dạng, giá phải chăng và hợp với khẩu vị của số đông dân chúng. Đồng thời, dịch vụ này cũng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận phụ nữ nghèo ở thành thị góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Các nguyên liệu để chế biến thức ăn gồm nhiều loại thực phẩm, phẩm mầu, hương liệu gia vị, đặc biệt là thực phẩm từ gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ... vì vậy TAĐP luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiêm và không an toàn đối với sức khoẻ người dân.
GS. TS Phan Thị Kim - Chủ tịch Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam tham luận tại Hội thảo. |
Vấn đề này đã được đặt ra tại điều 65 của Luật ATTP năm 2010 đã quy định rất rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND các cấp trong bố trí nguồn lực; tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ATTP, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng. Theo đó, UBND cần kiến quyết hơn nữa, đầu tư nguồn lực, ví dụ phải kiểm tra tối đêm thì có thể nghỉ bù, nếu kiểm tra đột xuất ngoài giờ hành chính. Đặc biệt, UBND xã phường phải kiên quyết trong xử phạt cơ sở vi phạm, công khai cơ sở vi phạm đến nhân dân.
Bên cạnh đó, trong kế hoạch sửa nghị định số 178/NĐ-CP về công tác quản lý vVSATTP sẽ đi theo hướng tăng nặng hình phạt đối với vi phạm về dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Tuy nhiên vấn đề đặt ra khi sửa đổi nghị định này đó là giá trị của hàng hóa trong dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố là không cao sẽ dẫn đến người kinh doanh bỏ hàng hóa để trốn tránh trách nhiệm vi phạm khi ra quyết định xử phạt. Và giá trị thu về có thể sử dụng một phần để tái sản xuất sức lao động cho cán bộ thực thi công vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, theo Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 quy định rõ ràng về điều kiện kinh doanh ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố về chế độ kiểm tra, tần suất kiểm tra...
Nhận thức về 10 tiêu chí ATTP ngày càng rõ nét hơn
Tham luận tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thịnh - chủ cừa hàng cháo sườn 152 phường Quán Thánh cho biết, khi tuyến phố tôi được chọn làm tuyến phố điểm về DVAU, cơ sở tôi đã được hỗ trợ mẫu găng tay dùng 1 lần, tạp dề, mẫu sổ ghi chép nguồn gốc thực phẩm, thùng rác có nắp..., vì vậy nhận thức của tôi về 10 tiêu chí ATTP ngày càng rõ nét hơn, tôi đã có ý thức trong việc đảm bảo ATTP nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng, tăng cường uy tín cho cửa hàng cũng như đảm bảo mục tiêu chung là xây dựng tuyến phố Quán Thánh thành tuyến phố điểm về đảm bảo ATTP. Cửa hàng tôi đã chấp hành các quy định về ATTP như:
Bà Nguyễn Thị Thịnh - chủ cừa hàng cháo sườn 152 phường Quán Thánh tham luận tại Hội thảo. |
Cửa hàng bố trí cách xa nguồn ô nhiễm như nơi tập kết rác thải, cống rãnh luôn thông thoát, không ứ đọng nước.
Cơ sở được thiết kế có nơi chế biến thức ăn, nơi bày bán hàng, nơi rửa tay cho khách hàng; nơi chế biến thức ăn, đồ uống; nơi ăn uống sạch sẽ, khu vực trưng bày thức ăn cách biệt giữa thực phẩm sống và thức ăn chín.
Có đủ dụng cụ chế biến, chia, chứa đựng thức ăn và dụng cụ ăn uống bảo đảm vệ sinh; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; vật liệu, bao gói thức ăn phải bảo đảm ATTP.
Nước dùng để nấu nướng thức ăn là nước máy TP, có xét nghiệm định kỳ nguồn nước 1 năm/1 lần.Sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, có nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm rõ ràng, có chứng từ chứng minh nguồn gốc, sổ ghi chép việc giao nhân thực phẩm hàng ngàyThức ăn ngay, thực phẩm chín được trưng bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất 60cm; để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản, che đậy hợp vệ sinh, tủ bảo quản bát đĩa có lưới chống được ruồi, nhặng, bụi bẩn, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại.Cơ sở có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải kín, có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày"Bản thân tôi và nhân viên của cửa hàng cũng đã thực hiện quy định khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần và xác nhận kiến thức ATTP 3 năm 1 lần, trong quá trình chế biến thực hiện đầy đủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân như: Không để móng tay dài, không đeo nhẫn, đồng hồ,...Tuy trong thời gian vừa qua do nhiều yếu tố khách quan hoạt động kinh doanh của chúng tôi còn nhiều khó khăn tuy nhiên chúng tôi xác định nhiệm vụ đảm bảo ATTP tại cơ sở vẫn luôn là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đòi hỏi phải duy trì thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và uy tín của cừa hàng, do vậy chúng tôi luôn duy trì tốt 10 tiêu chí DVAU để đảm bảo ATTP, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng", bà Thịnh chia sẻ.Công tác tuyên truyền trong quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có vai trò rất quan trọng
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng. |
Tham luận tại Hội thảo, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng khẳng định, việc kết hợp giữa cơ quan quản lý với truyền thông trong công tác ATTP nói chung và quản lý thức dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có vai trò rất quan trọng. Bởi thông tin có thể đưa đến người dân hay không phụ thuộc vào công tác tuyên truyền. Vấn đề tồn tại trong công tác quản lý rất khó xử lý vì có nhiều cơ sở kinh doanh nên việc thanh kiểm tra chưa được nhiều và trong thanh tra chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.
"Tôi kiến nghị và đồng tình cần phải tuyên truyền giáo dục cho người dân về ý thức xây dựng thương hiệu trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố nhiều hơn nữa. Đồng thời, phải tăng cường nhân sự cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên kiêm nhiệm để sâu sát và phải gắn trách nhiệm người làm... Đặc biệt, nên nghiên cứu mô hình thành lập một ban riêng để quản lý, nhất là thức ăn đường phố", bà An kiến nghị.
Đánh giá cao đóng góp của báo Kinh tế & Đô thị với công tác ATTP
Nói về các ý kiến của các địa phương, chuyên gia về vấn đề ATTP cho TAĐP của TP, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng đây đều là những đóng góp quan trọng đối với cơ quan quản lý cấp Bộ. Đây cũng là vấn đề rất quan trọng với Hà Nội và cả nước nói chung. Đặc biệt, Hà Nội là địa phương thu hút lượng lớn khách du lịch thì việc quản lý ATTP càng quan trọng.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội thảo. |
Bà Nga lưu ý, trong thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh quản lý rượu trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và TAĐP theo đúng Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu vừa được Thủ tướng Chính phủ ký và ban hành.
Ngoài ra, cũng cần chú ý trọng tâm tới các cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đây là nguy cơ cao. Hà Nội cần học tập mô hình quản lý tại TP Hồ Chí Minh, Đã Nẵng về kinh doanh TAĐP. Có thể kể đến như cho vay, kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ xe đẩy cho người kinh doanh thực phẩm.
Đối với ATTP, việc tuyên truyền mạnh tới người dân cũng đóng góp vai trò rất quan trọng, đặc biệt báo Kinh tế & Đô thị đã có những chuyên mục ATTP rất có ích. Mong rằng thời gian tới báo cần giới thiệu các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo ATTP trên báo để người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe. Qua đó, góp phần thu hút thêm du khách đến với Thủ đô bởi niềm tin vào độ an toàn khi đến tham quan, dùng thực phẩm tại đây.
Phát biểu kết thúc Hội thảo, Giám đốc đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh, tại Hội thảo đã có 12 ý kiến tham luận về "Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại Hà Nội", đây là những ý kiến đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, các hội, những người trực tiếp tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này. Các tham luận đã nói lên những thực trạng về an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống, công tác quản lý thức ăn đường phố và nhờ sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của các cơ quan doanh nghiệp, đặc biệt là những người tham gia kinh doanh thực phẩm, nhờ đó lĩnh vực ATTP nói chung và ATTP trong dịch vụ ăn uống, TAĐP nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại cần tập trung khắc phục được các đại biểu đã nêu ra, đồng thời kiến nghị, tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước về tăng cường các biện pháp quản lý ATTP nói chung và ATTP trong dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố nói riêng.
Ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. |
Giám đốc đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, qua Hội thảo, các cơ quan liên quan, đặc biệt cơ quan thường trực là Chi cục ATVSTP trên cơ sở các ý kiến tham luận xây dựng kế hoạch tốt hơn như: Cần quán triệt cho người tham gia các dịch vụ kinh doanh thực phẩm, trong đó có ăn uống và thức ăn đường phố, trước khi tham gia vào lĩnh vực này phải cam kết thực hiện trách nhiệm thực sự của mình với khách hàng trong việc đảm bảo ATTP.
Cần đổi mới và cải cách trong việc cấp phép các thủ tục cấp chứng nhận về ATTP, đặc biệt là đưa ứng dụng CNTT vào trong lĩnh vực ATTP. "Hiện nay, Chi cục ATVSTP đang tiếp nhận các phần mềm về quản lý ATTP của Bộ Y tế. Nhưng chúng ta làm sao công khai được các cơ sở kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn, để người dân có thể, dùng điện thoại truy cập ngay trên địa bàn mình sinh sống là những cơ sở nào đảm bảo ATTP, những loại thực phẩm gì đảm bảo... như vậy sẽ tạo thuận lợi cho người dân sử dụng. Và rõ ràng như thế công khai cả những cơ sở không đảm bảo ATTP", Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chia sẻ.
Cũng theo ông Hiền, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện vì vậy cần công khai để quản lý được và cần tuyên truyền cho người kinh doanh thực phẩm biết và chấp nhận tuân thủ cho cơ quan quản lý thực hiện công tác kiểm tra. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở kinh doanh và nhiều dịch vụ, vì vậy chính quyền địa phương cần công khai cơ sở ATTP trên địa bàn để người dân có quyền lựa chọn loại thực phẩm và những cơ sở đảm bảo ATTP.Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý ATTP nói chung và ATTP trong ăn uống và thức ăn đường phố nói riêng. Đồng thời để quản lý tốt, chính quyền địa phương cần có quy hoạch rõ theo khu vực nơi nào được kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố, còn với cơ quan quản lý Nhà nước phải đưa ra tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý rõ.