Vẫn cần tăng cường tuyên truyền
Đó là do các biện pháp phòng, phòng chống dịch, đặc biệt là độ phủ tiêm vaccine, của chúng ta đã đạt hiệu quả cao. Dịch bệnh đã qua thời kỳ hết sức căng thẳng, cuộc sống đã trở lại gần như bình thường với hầu hết những hoạt động thường thấy. Tuy nhiên, không vì thế mà người dân lơ là, chủ quan, không thực hiện “5 K”…
Một bác sĩ là bạn tôi ở TP Hồ Chí Minh than: “Ra đường thấy bà con vui vẻ quá! Tháo khẩu trang ăn uống, đi phơi phới cười nói ngoài đường. Dịch đã hết đâu???
“Trong các bệnh viện, người có bệnh nền, già yếu, trẻ mà béo phì... vẫn nặng, vẫn có thể chết. Người trẻ phơi phới đem thần chết về cho ông bà, cha mẹ mình đấy!
“Chưa kể sau khi khỏi bệnh còn hậu Covid nữa, người này thì quên, người kia lại sợ, kẻ này đau khớp, hụt hơi, người nọ mệt mỏi kinh niên, không tập trung làm gì được...
“Có lẽ con người đã sống quá nhanh, tưởng mình là siêu nhân, thiếu tôn trọng nhau... nên giờ phải chậm lại, trải nghiệm sự giới hạn của mình, bớt kiêu ngạo, bớt ban ơn mà biết ơn vì sự giúp đỡ của người khác hơn...
“Đừng chủ quan nhé! Chích ngừa đủ chưa chắc không nặng, không chết, tùy cơ địa nữa...”.
Tôi sống ở Hà Nội thì thấy, bây giờ hàng quán nói chung đã được mở cửa. Dịp đầu năm, với tâm lý còn thích tiệc tùng vì gặp gỡ sau những ngày nghỉ Tết nên hàng quán khá đông. Tôi và anh bạn đồng nghiệp buổi trưa đi ăn cháo thì quán chật kín. May là chúng tôi tìm được một bàn trống, có khoảng cách với bàn khác để ngồi.
Thậm chí có quán, chủ quán không chịu đeo khẩu trang dù tiếp xúc rất nhiều thực khách. Chủ quán này có thể là trung gian để lây truyền virus nếu không may nhiễm dịch bệnh.
Đúng như bác sĩ ở trên đã nói: Dịch bệnh vẫn còn đó, virus vẫn còn đó nên mọi người không nên chủ quan.
Về quê, người dân có nơi vẫn tụ tập đông người khi không đảm bảo khoảng cách, cũng như do anh uống nên không đeo khẩu trang. Đang có tấm lý thích tụ tập nhóm họp bạn bè để ăn nhậu sau thời gian dài bị cấm tụ tập.
Chính phủ đã thay đổi cách tiếp cận cũng như chiến lược phòng chống dịch, vừa để bảo đảm an toàn cho người dân, vừa để phục hồi và phát triển kinh tế; bên cạnh tiếp tục mở rộng tiêm chủng cho các đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau, tiêm thêm mũi tăng cường…
Tuy nhiên, bản thân mỗi người dân cũng không nên chủ quan, cần chú ý đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, giữ khoảng cách hợp lý và chú ý sát khuẩn…
Chúng ta linh hoạt trong phòng, chống dịch bệnh tùy theo thời điểm để có phương án phù hợp. Ở mỗi giai đoạn nào, người dân cũng nên tuân theo các khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế để có những ứng xử phù hợp. Qua đó, mỗi người góp phần cùng đẩy lùi và chấm dứt đại dịch. Để cho mỗi người dân ý thức được việc phòng, chống dịch Covid-19, các cấp chính quyền và các phương tiện truyền thông vẫn nên duy trì tuyên truyền về dịch bệnh cho người dân nhưng đã từng làm rất tốt ở thời gian trước đây, tránh hiện tượng dân chủ quan, có tâm lý xả hơi. Nhà nước nên duy trì những hình thức khen thưởng cho những địa phương, đơn vị… làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

Hà Nội đứng đầu cả nước về số ca Covid-19 nặng
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, tính đến chiều 17/2, Hà Nội đang là địa phương đứng đầu cả nước về số F0 nặng với 720 ca.

Nhiều trẻ nhỏ mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu Covid-19
Kinhtedothi - Ngày 18/2, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hậu Covid-19 không chỉ diễn ra ở người lớn mà còn diễn ra ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không chú ý, trẻ có thể gặp biến chứng về đường hô hấp, tim mạch… thậm chí là tử vong.

Hà Nội: Tiêm vaccine cho người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 xong trước 28/2
Kinhtedothi-UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội.