Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vận hành tạm thời cống ngăn mặn 500 tỷ đồng ở Sóc Trăng

Xuân Lương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 17/2, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tổ chức vận hành công trình cống âu Rạch Mọp.

Dự án cống âu Rạch Mọp có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN&PTNT) làm chủ đầu tư, xây dựng tại 2 xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú, Sóc Trăng).

Lãnh đạo Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra tình hình thi công, vận hành cống âu thuyền Rạch Mọp.
Lãnh đạo Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra tình hình thi công, vận hành cống âu thuyền Rạch Mọp.

Công trình cống âu Rạch Mọp được xem là trọng điểm của dự án phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt lớn ở khu vực Tây Nam Bộ với quy mô chỉ nhỏ hơn cống Cái Lớn, Cái Bé (Kiên Giang). Công trình đưa vào hoạt động sẽ giúp tránh được tình trạng mặn xâm nhập theo sông Hậu vào huyện Kế Sách và Long Phú.

Theo đại diện Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10, cống ngăn mặn và âu thuyền Rạch Mọp có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng. Cống âu Rạch Mọp có chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang cống mỗi khoang rộng 35 m và 1 khoang âu thuyền rộng 15 m. Cống âu Rạch Mọp được khởi công vào tháng 1/2023, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2025. 

Cống âu thuyền Rạch Mọp đi vào hoạt động sẽ ngăn mặn, trữ ngọt cho hơn 36.700 ha sản xuất nông nghiệp của 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.
Cống âu thuyền Rạch Mọp đi vào hoạt động sẽ ngăn mặn, trữ ngọt cho hơn 36.700 ha sản xuất nông nghiệp của 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.

Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, đây là công trình thủy lợi có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kết hợp cùng các công trình khác, cống âu Rạch Mọp khi vận hành ông trình có chức năng kiểm soát mặn, giữ ngọt tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững trực tiếp cho 19.220 ha đất tự nhiên trên địa bàn các huyện Kế Sách, Châu Thành, Long Phú và TP Sóc Trăng.

Đồng thời, giảm thiểu ảnh hưởng do hạn mặn gây ra và tạo nguồn hỗ trợ cấp nước ngọt ứng phó các đợt mặn lên cao trên sông Hậu; tăng khả năng luân chuyển dòng chảy, nâng cao hiệu quả tháo chua, rửa phèn và tiêu thoát nước môi trường trong vùng dự án.