Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng

Kinhtedothi - Sáng 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc tổ chức chương trình khai mạc trưng bày chuyên đề "Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng".

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các hoạt động được tổ chức trong chương trình Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025. Trưng bày lần này có hơn 300 hiện vật đặc trưng, tiêu biểu, độc đáo qua các thời kỳ văn hóa của người Việt cổ và một số hình ảnh tư liệu quý xuyên suốt theo dòng lịch sử để đem đến cho khách tham quan bức tranh tương đối toàn cảnh về thời kỳ bình minh của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề "Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng".

Các hiện vật được trưng bày rất đa dạng về chất liệu như đồ đá, đồ gốm, xương, sừng, đồ đồng; đồng thời, cũng rất phong phú với các bộ sưu tập về: vũ khí, đồ dùng trong lao động sản xuất, đồ trang sức… Bên cạnh đó, nội dung về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát xoan Phú Thọ” - hành trình sau khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cũng được trưng bày để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của công chúng.

Học sinh hào hứng tìm hiểu về thời kỳ bình minh của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ Nguyễn Đắc Thủy cho biết, văn hóa Hùng Vương khởi thủy từ khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các lớp trầm tích văn hóa dần được bồi tụ và thấm sâu vào đời sống văn hóa của cộng đồng. Những giá trị văn hóa được hiện hữu sinh động qua những truyền thuyết huyền ảo, cho đến các công trình thờ tự linh thiêng như: đền, miếu hay xuất hiện trong các tín ngưỡng, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống... được thể hiện trong đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, các phong tục tập quán của Nhân dân. Đặc biệt, giá trị văn hóa của thời đại Hùng Vương được xuất hiện trong dấu tích của các di chỉ khảo cổ.

Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng" tại Bảo tàng Hùng Vương sẽ mở cửa đón khách tham quan liên tục đến ngày 20/4/2025.

“Trong dòng chảy văn hóa của đất nước, những giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương trở thành mạch nguồn bất tận, có sức mạnh lan tỏa và trường tồn trong đời sống của dân tộc Việt Nam, tạo nên điểm tựa vững chắc để đất nước hội nhập và phát triển. Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, nơi phát tích, lưu trữ nhiều giá trị văn hóa bản địa có từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước và sự hình thành của nền văn minh sông Hồng còn lưu truyền cho đến ngày nay. Trong đó, có những sưu tập hiện vật khai quật trong các di chỉ khảo cổ từ thời kỳ đồ đá cũ đến các di chỉ thuộc thời kỳ tiền Hùng Vương và thời kỳ Hùng Vương kế tiếp nhau phát triển liên tục của nền văn minh sông Hồng như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Những dấu tích quan trọng đó là minh chứng cụ thể, rõ nét nhất cho quá trình hình thành và xây dựng Nhà nước đầu tiên của người Việt - Nhà nước Văn Lang” - ông Nguyễn Đắc Thuỷ nhấn mạnh.

Trưng bày là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng" tại Bảo tàng Hùng Vương sẽ mở cửa đón khách tham quan đến ngày 20/4/2025.

Ngoài ra, Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ tổ chức chiếu thử nghiệm bộ phim tài liệu "Thời đại Hùng Vương", bộ phim được sản xuất với công nghệ full HD, sử dụng kỹ xảo 3D phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng Hùng Vương. Đây là một phương thức chuyển tải mới về lịch sử, truyền thống của dân tộc, qua đó giúp Nhân dân, du khách trong và ngoài nước có thêm cách tiếp cận mới sinh động hơn về văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bản sắc văn hóa cội nguồn tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Bản sắc văn hóa cội nguồn tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

01 Apr, 09:29 PM

Kinhtedothi – Tối 1/4, huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai hội chùa Thầy- di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và khai mạc “Tuần văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025”.

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

01 Apr, 02:15 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà. Đây là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024.

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

01 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi – Năm 2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, Nhân dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, dưới tác động của xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, các bài hát dân ca ví, giặm truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ