Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn Miếu – Quốc Tử Giám: đánh thức di sản bằng công nghệ hiện đại

Kinhtedothi - Trong nỗ lực đưa di sản đến gần hơn với công chúng, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã không ngừng đổi mới, khéo léo áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm trải nghiệm độc đáo, thu hút du khách và phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Làm sống lại di sản

Nằm giữa lòng Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi ghi dấu những giá trị tinh hoa của nền giáo dục và văn hóa dân tộc. Trải qua hơn 700 năm lịch sử, khu di tích này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm, trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học và khát vọng chinh phục tri thức của người Việt.

Tour đêm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Tinh hoa đạo học".

Các di tích như bia tiến sĩ, nhà Tiền đường, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang… đã tạo nên một quần thể di tích hài hòa, phản ánh chiều sâu văn hóa và truyền thống học thuật của dân tộc.

Trong thời đại số hóa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa di sản đến gần hơn với công chúng. Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, công tác nghiên cứu, trưng bày, phát huy di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn được triển khai trên tinh thần vận dụng công nghệ một cách sáng tạo, đổi mới nhưng không phá vỡ di sản.

Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại và phát triển các sản phẩm phục vụ công nghiệp văn hóa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tái định hình cách tiếp cận di sản, biến mỗi chuyến tham quan thành một hành trình trải nghiệm đầy ấn tượng.

Một trong những sản phẩm nổi bật là chương trình "Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám", nơi không gian lung linh của ánh sáng LED và công nghệ 3D mapping tái hiện lịch sử di tích một cách sống động. Chương trình mang đến cho du khách một diện mạo mới của quần thể di tích cùng những cảm xúc khác biệt so với các buổi tham quan ban ngày.

Điểm nhấn của chương trình là phần trình chiếu 3D mapping mang tên "Tinh hoa đạo học". Trong đó, mặt tiền nhà Tiền đường trở thành màn hình khổng lồ, kể lại những câu chuyện kỳ thú về nền giáo dục cổ xưa và giá trị của đạo học trong văn hóa Việt Nam.

Bộ phim "Sử đá lưu danh" kể chuyện về 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tiếp nối thành công này, bộ phim "Sử đá lưu danh" vừa được ra mắt, khai thác sâu hơn về 82 bia tiến sĩ – bảo vật quốc gia; di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận. Qua hình ảnh chú rùa và những cuốn sách, bộ phim khắc họa chân thực tinh thần hiếu học của người Việt, không chỉ giúp du khách hiểu rõ hơn về giá trị của di sản mà còn truyền cảm hứng học tập, sáng tạo.

Thạc sĩ Trương Quốc Toàn, tác giả kịch bản phim 3D mapping "Sử đá lưu danh" chia sẻ: "Khi xây dựng kịch bản, tôi hình dung 82 bia tiến sĩ giống như 82 cuốn sách kể về quá trình học hành, thi cử, đỗ đạt và các nhà khoa bảng Việt Nam. Chúng tôi mong muốn du khách đến Văn Miếu không chỉ nhìn qua loa những tấm bia mà phải nhìn nhận chúng như những cuốn sách cần được mở ra để khám phá sâu hơn”.

Với sự kết hợp tinh tế giữa công nghệ và di sản, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ đang bảo tồn giá trị lịch sử mà còn giúp du khách kết nối sâu sắc hơn giữa quá khứ và hiện tại, biến chuyến tham quan trở thành hành trình khám phá, chiêm nghiệm đầy ý nghĩa.

Hiện đại hóa quản lý

Sự đổi mới tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ dừng ở các sản phẩm trải nghiệm mà còn được thể hiện trong quản lý vận hành. Hệ thống vé điện tử tích hợp biên lai điện tử đã cải thiện đáng kể hiệu quả quản lý và tối ưu hóa trải nghiệm du khách. Thay vì mất thời gian xếp hàng mua vé hay gặp khó khăn trong việc lưu giữ vé giấy, du khách giờ đây chỉ cần mua vé online và quét mã QR để tham quan, đồng thời dễ dàng tra cứu thông tin mua vé.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là ví dụ điển hình về việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản và đổi mới sáng tạo.

Anh Phạm Văn Lợi (tỉnh Ninh Bình), một du khách tham quan chia sẻ: “Lần đầu đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tôi rất ấn tượng với sự tiện lợi của hệ thống vé điện tử. Việc quét mã QR nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian khi chỉ cần quét 1 mã QR cho cả gia đình đi vào, thay vì mua mỗi người một vé giấy như phương thức truyền thống. Điều này làm cho chuyến tham quan trở nên thuận tiện và thú vị hơn rất nhiều”.

Những cải tiến này không chỉ giảm tải áp lực vào các dịp cao điểm mà còn ghi nhận sự hài lòng từ khách tham quan. Đặc biệt, mô hình này tạo ra tiền đề cho các điểm du lịch khác trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả và thu hút khách du lịch.

Theo các chuyên gia, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là ví dụ điển hình về việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản và đổi mới sáng tạo. Sự hợp tác giữa đơn vị quản lý di sản và các nhà phát triển công nghệ đã biến khu di tích trở thành một điểm du lịch độc đáo, vừa giữ được nét cổ kính, vừa mang đến các dịch vụ, trải nghiệm hấp dẫn hợp thời đại. Những nỗ lực này còn thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, đưa Hà Nội trở thành điểm đến giàu sức hút với du khách trong và ngoài nước. 

Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”

Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

01 Apr, 09:29 PM

Kinhtedothi – Tối 1/4, huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai hội chùa Thầy- di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và khai mạc “Tuần văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025”.

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

01 Apr, 02:15 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà. Đây là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024.

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

01 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi – Năm 2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, Nhân dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, dưới tác động của xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, các bài hát dân ca ví, giặm truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ