Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông tống đạt 6.431 văn bản

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với lợi thế của một trong những Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên của Thủ đô, sau thời gian thí điểm, Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông đã đạt những thành công bước đầu.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông lập 270 vi bằng (đã được đăng ký tại Sở Tư pháp), xác minh điều kiện thi hành án 6 vụ, tống đạt 6.431 văn bản (Tòa án và Cơ quan THADS).
Người dân đến giao dịch tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông, Hà Nội
Người dân đến giao dịch tại Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông, Hà Nội
Tuy đã có những kết quả bước đu nhưng theo ông  Bùi Trọng Hào - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hà Đông, do còn mới mẻ với nhiều người dân, kể cả các cơ quan tổ chức nên trong quá trình hoạt động của Văn phòng cũng còn gặp không ít khó khăn. Đơn cử như trong hoạt động lập vi bằng, người dân chưa nhận thức được đúng giá trị pháp lý của vi bằng. Lối suy nghĩ truyền thống đã tồn tại từ lâu, không có thói quen tạo lập chứng cứ, lưu trữ các văn bản, tài liệu, chứng cứ trong các giao dịch của mình; hướng dẫn về các trường hợp từ chối đăng ký vi bằng dẫn đến cách hiểu và áp dụng không thống nhất. Vì vậy tạo ra rất nhiều khó khăn tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động lập vi bằng đang là nhu cầu lớn và thiết thực của người dân.

Hay việc thiếu hợp tác của chính quyền địa phương trong việc tống đạt văn bản giấy tờ làm cho TPL gặp nhiều khó khăn. Việc thiếu thông tin về địa chỉ của đối tượng nhận tống đạt, thông tin địa chỉ của người nhận tống đạt sai. Trong nhiều văn bản tống đạt thường chỉ ghi thông tin địa chỉ của đối tượng nhận tống đạt rất chung chung (không có thông tin cụ thể về số nhà, cũng như thông tin về nhân thân của người nhận tống đạt) điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc xác minh địa chỉ.

Ngoài ra còn những khó khăn như mức giá chi phí tống đạt được tính theo Công văn số 138/TANDTC-KHTC của Tòa án nhân dân tối cao hiện nay là thấp, những tháng đầu Văn phòng phải bù lỗ trong khâu thực hiện tống đạt.