Vẫn tràn lan nạn tiền lẻ tại đền, chùa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc đặt tiền công đức “giọt dầu” là một nét đẹp văn hóa từ nhiều đời nay...

Kinhtedothi - Việc đặt tiền công đức “giọt dầu” là một nét đẹp văn hóa từ nhiều đời nay với ý nghĩa đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích hoặc thực hiện các hoạt động từ thiện. Thế nhưng, nhiều năm nay, nét đẹp văn hóa này đã bị biến tướng dẫn đến tình trạng đặt tiền lẻ tràn lan, gây phản cảm.

“Hối lộ” thần thánh…

Đầu năm mới là dịp mọi người đến đền, chùa để cầu an, cầu cho một năm mới tốt lành, vạn sự như ý. Tuy nhiên, những ngày qua, đến một số ngôi chùa, nhà đền, phóng viên vẫn dễ dàng thấy hình ảnh tiền lẻ được đặt tràn lan khắp nơi, giắt vào hoa, vào đĩa quả, vào gốc cây, vào chân tượng Phật, thậm chí có người còn cố vươn người dắt vào tận tay Phật.

Nghĩ thoáng qua, đây như một hành động “hối lộ” các bậc hiền thánh. Như ở Phủ Tây Hồ - một trong những địa điểm được đông đảo người dân Hà Nội chọn để đến cầu may đầu năm, qua quan sát và nhẩm tính, số lượng tiền lẻ được “lưu thông” ở đây thật không thể đếm xuể.

Ban Quản lý Phủ Tây Hồ phải cắt cử cả một đội ngũ chuyên đi gom tiền đặt lễ của người dân. Có người đặt lễ mải lúi húi khấn vái khi ngẩng lên thì tiền của mình đã nằm trong bao tải từ bao giờ rồi.
Tiền lẻ gài tràn lan ở các đĩa quả trong chùa Phúc Khánh.
Tiền lẻ gài tràn lan ở các đĩa quả trong chùa Phúc Khánh.
Hay như ở Tổ đình Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) cũng là một nơi thu hút đông đảo Phật tử thập phương về lễ Phật, cầu an. Vấn nạn tiền lẻ tràn lan ở khắp các ban trong chùa tuy đã có chiều hướng giảm hơn so với năm ngoái nhưng vẫn còn một số đông người dân kém hiểu biết vẫn vô tư dùng vài đồng lẻ để “hối lộ” thần thánh xin xỏ này kia.

Thiết nghĩ, liệu có phải họ đang cho rằng, cứ đặt thật nhiều tiền lẻ lên ban, gài được vào tận tay Phật thì có cầu xin gì Ngài mới linh ứng cho. Nếu ở mảnh đất Tràng An ngàn năm văn hiến này, vẫn có những con người có lối tư duy “tiền xuất, Phật biết” như thế thì thật là thiếu “văn hóa lễ hội”.

Vẫn nở rộ dịch vụ đổi tiền

Năm nay là năm thứ ba liên tiếp Ngân hàng Nhà nước quyết định không in tiền lẻ vào dịp Tết nhằm tránh việc người dân sử dụng tiền trong các việc cúng lễ, văn hóa tín ngưỡng một cách lãng phí. Đặc biệt, Ban
Tổ chức, cá nhân tự ý hoạt động đổi tiền lẻ mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 69/2014/ NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Cụ thể, mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng.       
Bí thư T.Ư Đảng đã có Chỉ thị số 41-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Ngày 12/2, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện về việc quản lý và tổ chức lễ hội. Công điện của Thủ tướng nhấn mạnh: “Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách để tổ chức lễ hội. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về sử dụng và lưu thông tiền tệ, đặc biệt là các di tích, công trình tín ngưỡng tôn giáo. Quản lý việc đặt tiền lễ, tiền giọt dầu đảm bảo văn minh, tiết kiệm, hợp lý. Nghiêm cấm việc đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch đặc biệt trong khuôn viên di tích và lễ hội”.

Vậy nhưng, không hiểu vì lý do gì, các dịch vụ đổi tiền lẻ ở các đền, chùa vẫn vô tư diễn ra cho dù đã có lệnh cấm. Xung quanh khu vực lối vào chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) hay khu di tích lịch sử Bia Bà (La Khê, Hà Đông), hiện tượng người dân đi lễ “bỏ tiền chẵn mua tiền lẻ” vẫn diễn ra khá sôi nổi.

Trong vai người đi lễ, khi đến một cửa hàng bán đồ cúng trong khu vực Bia Bà hỏi đổi tiền lẻ, chúng tôi khá sốc khi biết mức giá chênh lệch khi đổi ở đây lên đến 55% (100.000 tiền chẵn đổi được 55.000 tiền lẻ). Vậy là để có được khoảng 100.000 đồng tiền lẻ, chúng tôi phải bỏ ra khoảng 130.000 – 150.000 đồng...

Đi lễ tại tâm

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định, việc đi lễ rồi dâng tiền để cầu xin Phật, thần thánh về tiền tài là hoàn toàn mê tín và không đúng. Ngày xưa, quan niệm của cha ông ta khác lắm. Các cụ quan niệm Phật là tự tâm và khi đi lễ đầu năm, muốn công đức hay có thành tâm xây dựng chùa thì gửi thẳng đến sư thầy trụ trì, hoặc bỏ vào hòm công đức. Chứ không như ngày nay, quan niệm của mọi người là để ít tiền lên bàn thờ mới thể hiện lòng thành kính với Phật. Hay mọi người quan niệm cứ cầu lộc, cầu phúc, cầu may mắn bằng ít tiền lễ và xoa tay vào tượng là đạt được lời cầu. Đó là hành động phải tội, thiếu đi sự tôn kính đối với nhà Phật, mà lại mất đi sự tôn nghiêm, ảnh hưởng đến mỹ thuật của pho tượng.

Người dân đi lễ đầu năm là việc nên khuyến khích nhưng cũng phải hiểu được rằng muốn có được một cuộc sống an lành, hạnh phúc thì không có gì khác ngoài tự bản thân mình phải cố gắng. Hãy đi lễ bằng tâm của mình chứ đừng nghĩ cứ đặt nhiều tiền lẻ là cầu gì được nấy.