Vắng vẻ như phố “ông đồ” chiều 30 Tết

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 30 Tết, 120 “ông đồ” “bà đồ” phấn khởi mặc áo dài, đội khăn xếp, trang trí trang hoàng cho các lều chữ để đón du khách viếng thăm Hội chữ Xuân đầy mới mẻ ở khuôn viên Hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Theo lịch hoạt động của Hội chữ Xuân 2015, từ ngày 8/2 các nhà thư pháp đã sẵn sàng hoạt động cho chữ, bình chữ với khách du xuân. Tuy nhiên, ngoài hoạt động triển lãm Thư pháp “Khuyến học” giới thiệu đến công chúng hơn 70 tác phẩm đến từ các Câu lạc bộ Thư pháp tại Hà Nội, đã thu hút công chúng Thủ đô ghé chân đến Hồ Văn, thì các hoạt động khác của Hội chưa được du khách mặn mà.

 
hầu hết các “ông đồ” đều có mặt ở các lều chữ, bày mực Tàu giấy đỏ. Song hầu hết là tự viết và tự thưởng.
Chiều 30 Tết, hầu hết "ông đồ" tự viết và tự thưởng.
Chiều 30 Tết, hầu hết các “ông đồ” đều có mặt ở các lều chữ, bày mực Tàu giấy đỏ. Song hầu hết là tự viết và tự thưởng. Vắng khách nên nhiều “ông đồ” còn tranh thủ pha ấm trà rủ nhau tề tựu hàn huyên. Chính vì vắng khách nên Hội chữ Xuân 2015 còn diễn ra khá trật tự. Cảnh cho chữ bình chữ mang tính tao nhã, người xin tùy tâm trả tiền, không mang tính thương mại ngã giá như cảnh tượng trên phố cho chữ tại một vài năm trước. Trung bình giá mỗi lần bình chữ cho chữ khoảng 20- 30 nghìn đồng.

Đêm 30 Tết rạng sáng ngày mùng 1 là buổi duy nhất Hội chữ Xuân 2015 mở cửa thâu đêm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhà thư pháp Nguyễn Thế Lục (84 Tô Hiệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội), người đã nhiều năm cho chữ trên phố Văn Miếu: Thông thường phải đến chiều mùng 1, người Hà Nội mới kéo nhau đi xin chữ như một tục lệ may mắn đầu năm. Ở thời điểm này, lượng người đến với phố ông đồ rất đông, nhiều năm còn bị ách tắc.

Mặc dù, theo kết quả sát hạch cho phố “ông đồ” năm nay tỉ lệ người viết chữ Hán nhiều hơn chữ Quốc ngữ. Theo quan sát của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị online, đa phần khi vào hội các “ông đồ” lại chọn viết chữ Quốc ngữ.

Theo nhà thư pháp Văn Thùy (Hưng Yên): Mặc dù biết chữ Hán nhưng tôi tôn thờ tiếng Việt. Viết chữ Hán là sự hoài cổ, là một hướng tốt nhưng ở chừng mực nào đó chúng ta cần tôn vinh chữ Việt, tăng cường thưởng thức chữ Việt.Thư pháp chữ Việt của nhà thư pháp Văn Thùy có sự khoáng đạt, rõ ràng, trình bày theo phương pháp hội họa, bố cục như một bức tranh.

Theo ông, đó chính là nghệ thuật biểu diễn chữ. Đây là lần đầu tiên nhà thư pháp Văn Thùy tham gia Hội chữ Xuân Ất Mùi.

Một số hình ảnh tại Hội chữ Xuân 2015 chiều 30 Tết:
Vắng vẻ như phố “ông đồ” chiều 30 Tết - Ảnh 1

Vắng vẻ như phố “ông đồ” chiều 30 Tết - Ảnh 2

Vắng vẻ như phố “ông đồ” chiều 30 Tết - Ảnh 3

Vắng vẻ như phố “ông đồ” chiều 30 Tết - Ảnh 4

Vắng vẻ như phố “ông đồ” chiều 30 Tết - Ảnh 5