Vẻ đẹp đời thường muôn màu trong tranh Lê Quang

Phương Nga
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Với chủ đề “Hội họa, tâm linh, tôn giáo và phong thủy”, họa sĩ Lê Quang đã gửi gắm tâm tư, ước mơ cũng như khắc họa vẻ đẹp muôn màu của đời vào trong tranh.

Triển lãm tranh của họa sĩ Lê Quang tại Bảo tang Mỹ thuật Việt Nam diễn ra từ 30/3-1/4 đang thu hút đông đảo sự quan tâm của giới chuyên môn và người yêu tranh. Triển lãm trưng bày gần 200 bức tranh với nhiều kỹ thuật vẽ khác nhau, được sáng tác thời gian gần đây. Chủ đề của các bức tranh cũng rất đa dạng, khắc họa vẻ đẹp đời thường, với các tác phẩm như Chiều Xanh, Mai Châu chiều tím, Hạnh Phúc, Quần tụ, ngõ vắng, lá đỏ…

Họa sĩ Lê Quang chia sẻ về tình yêu hội họa tại triển lãm tranh cá nhân
Họa sĩ Lê Quang chia sẻ về tình yêu hội họa tại triển lãm tranh cá nhân

Họa sĩ Lê Quang Họa tâm sự, anh rất thích trải nghiệm những kỹ thuật vẽ truyền thống của Việt Nam như sơn mài, lụa và sơn dầu. Anh rất vui khi triển lãm cá nhân đầu tiên của anh được thực hiện với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè.

Là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Lê Quang dạy hội họa, với nét cọ chuẩn mực và đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Đến với hội họa, anh muốn gửi gắm tâm tư, ước mơ cũng như khắc họa vẻ đẹp muôn màu của đời thường vào trong tranh.

Triễn lãm tranh của họa sĩ Lê Quang thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu tranh
Triễn lãm tranh của họa sĩ Lê Quang thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu tranh

Chia sẻ về ý tưởng của buổi triển lãm, họa sĩ Lê Quang cho biết, triển lãm lấy chủ đề “Hội họa, phong thủy và tâm linh”, bởi vì lịch sử hội họa đã không thể thiếu những cốt lõi giá trị đó.

“Hàng nghìn năm trước, hội họa đã xuất hiện trong buổi sơ khai bình minh của loài người. Trong một hang động ở Pháp đã có những bức vẽ được chứng minh vẽ từ khoảng 25 nghìn năm trước, trước khi chữ viết xuất hiện. Hàng nghìn năm trước khi mà phần lớn phụ nữ không được đi học, đàn ông cũng chỉ một số ít được tiếp xúc với văn minh chữ viết thì hội họa đóng góp phần quan trọng nhất cho việc lưu giữ di sản và phát triển nền văn minh tiến bộ. Kinh thánh thường được khắc họa trên cửa sổ nhà thờ hoặc vẽ lên tường miêu tả bằng tranh cho người không biết chữ có thể hình dung” - tác giả chia sẻ.

Tác phẩm "Quần tụ" của họa sĩ Lê Quang
Tác phẩm "Quần tụ" của họa sĩ Lê Quang
Tác phẩm "Về với Mẫu Tây Thiên" của họa sĩ Lê Quang
Tác phẩm "Về với Mẫu Tây Thiên" của họa sĩ Lê Quang
Tác phẩm "Nữ chúa cà phê" của họa sĩ Lê Quang tại triển lãm
Tác phẩm "Nữ chúa cà phê" của họa sĩ Lê Quang tại triển lãm
 
 

Sinh năm 1968, Họa Sĩ Lê Quang có niềm đam mê hội họa từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2016 đến nay, anh vẫn tiếp tục công việc giảng dạy và sáng tác của mình và đặc biệt anh dành nhiều thời gian tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam