Sunday, 16:41 31/01/2021
Về Hà Nam anh nhé - Bài ca về quê hương người vẽ cờ Tổ quốc
Kinhtedothi - Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhà báo Tào Khánh Hưng - Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác một ca khúc về quê hương người vẽ cờ Tổ quốc. Ca khúc có tựa đề “Về Hà Nam anh nhé!”.
Nhà báo Tào Khánh Hưng |
PV: Thưa nhà báo Tào Khánh Hưng, cơ duyên nào đưa ông đến với lĩnh vực mới mẻ sáng tác ca khúc?Tôi biết ơn nghề báo đã cho tôi đi nhiều nơi, đến mọi miền đất nước, được trải nghiệm cuộc sống, hiểu thêm về nét độc đáo văn hóa vùng miền của bà con các dân tộc. Những hình ảnh, tin tức sự kiện được tôi chuyển tải một cách nhanh nhất bằng tin, bài báo trên báo giấy và báo điện tử. Nhưng để lan tỏa hơn, dễ đi vào lòng người bằng ca từ thông qua giai điệu, với sự thể hiện truyền cảm của ca sĩ thì nội dung mình định nói nhanh đi vào cuộc sống hơn, diễn tả được ý đồ của tác giả. Chính hiểu được chức năng và thế mạnh của âm nhạc, nên tôi luôn chắt chiu ghi lại những hình ảnh cuộc sống bằng những ca khúc trữ tình về con người, quê hương, đất nước. Các tác phẩm âm nhạc - những đứa con tinh thần của tôi sau một thời gian thai nghén đã xuất hiện, lan tỏa được bạn nghe đài, người thân yêu thích như: “Tự hào cô giáo trẻ”, “Trường Sa yêu thương”, “Mường Tè quê em”, “Tình quê”, “Cô giáo quê hương”, “Nhà báo chúng tôi”... Trong số đó, ca khúc “Tự hào Cô giáo trẻ” đã đoạt giải Ba trong cuộc thi sáng tác nhân dịp Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (cuộc thi không có giải Nhất)… Và ca khúc Về Hà Nam anh nhé - bài ca về quê hương người vẽ cờ Tổ quốc tôi sáng tác đúng trong dịp cả đất nước đang thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.PV: Ý tưởng của ông về bài ca này như thế nào? Tại sao lại chọn Hà Nam để cho ra đời ca khúc mà không phải địa phương khác?Trước tiên giới thiệu với bạn là bà nội tôi ở huyện Bình Lục (Hà Nam), tuổi thơ tôi cũng nhiều lần được bố mẹ đưa về thăm quê bà. Hơn nữa, những năm tám mươi của thế kỷ trước còn là tỉnh Hà Nam Ninh tôi đã có hai năm (1983 - 1985) sống và học tập tại Hà Nam nên ký ức trong tôi rất nhiều kỷ niệm đẹp về con người, cảnh đẹp vùng quê này.Người bạn tôi quê ở Hà Nam đã nhiều lần mời về quê chơi nhưng tôi bận quá, công việc bếp núc trong tòa soạn cứ cuốn tôi theo, ra hết số báo này lại đến số báo khác. Nên ít có dịp trở lại Hà Nam, mặc dù có những chuyến công tác đi qua tỉnh, nhưng chưa dừng chân lại đúng nghĩa là về chơi. Tôi có nói với bạn là trước khi về thăm sẽ có một món quà tặng bạn, tặng bà con quê hương Hà Nam – món quà “đặc biệt” ấy có tiền cũng không mua được. Bạn tôi tò mò và háo hức, chờ đợi… Còn tôi thì đã có ý tưởng cho món quà trước rồi.PV: Ông có thể nói rõ hơn ý tưởng nội dung của ca khúc?Làm báo đó là nghề làm chính trị nên tôi nghĩ phải đưa vào ca khúc cái người ta chưa đưa, cái mới, cái riêng độc đáo: tìm hiểu tôi biết Hà Nam đang “sở hữu” rất riêng, khác biệt. Đó là quê hương của nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến (quê ở làng Lũng Xuyên - Duy Tiên) người đã vẽ lá cờ tổ quốc và địa danh nổi tiếng núi Đọi Sơn - Sông Châu với lễ hội Tịch điền vào những ngày đầu Xuân thì không ở địa phương nào có. “Anh có về Lũng Xuyên quê emNhớ ngọn cờ thời Nam kỳ khởi nghĩa Thành phố, miền quê cờ bay phất phớiPhủ Lý yêu thương Lam Hạ anh hùng”Giờ đây, tại làng Lũng Xuyên ấy có một nhà truyền thống mang tên Nguyễn Hữu Tiến – người dân quê hương Hà Nam tự hào đã sinh ra ông nhà cách mạng kiên trung, tấm gương sáng ngời giáo dục truyền thống cách mạng cho lớp thế hệ trẻ Lũng Xuyên nói riêng và người Hà Nam nói chung. Câu chuyện về ông thật xúc động, đó là vào năm 1927, ông tham gia tổ chức “Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội”. Năm 1931, ông bị bắt và bị đày ra nhà tù Côn Đảo biệt giam. Năm 1935, ông cùng một số tù chính trị khác vượt ngục, trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Nam bộ; sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. Chính trong thời gian này, ông được được Xứ ủy Nam Kỳ giao nhiệm vụ vẽ cờ hiệu để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ nền đỏ sao vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm “sỹ- nông- công- thương - binh” trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ đã được Xứ ủy Nam kỳ nhất trí sử dụng và đã được xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.
Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến do Văn Cao - tác giả bài Quốc ca Việt Nam vẽ |