Về huyện Chương Mỹ thưởng thức sản phẩm OCOP nem Phượng
Kinhtedothi - Món nem Phượng (thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ) đã và đang mang lại ấn tượng với thực khách xa gần.
Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Ngọc (chủ cơ sở nem Quỳnh Ngọc) cho biết, nem Phượng Nghĩa có nguyên liệu gồm thịt nạc thăn, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp, lá sung, qua cách chế biến khéo léo của người làng đã tạo thành đặc sản. Vẫn theo chị Ngọc, gia đình nhà chồng chị có nghề làm nem truyền thống từ lâu đời, nhưng chủ yếu chỉ sản xuất nhỏ lẻ phục vụ người dân trong làng. Sau khi chị xây dựng gia đình với anh Lê Như Quỳnh, 2 vợ chồng đã “nâng tầm” nghề làm nem truyền thống. Nem Phượng thuộc hệ nem thính, nhưng để làm ra một sản phẩm ngon, đòi hỏi quy trình sản xuất phải an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Sản phẩm nem làng Phượng của cơ sở sản xuất Quỳnh Ngọc đã được UBND TP Hà Nội công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Tại cơ sở Quỳnh Ngọc, quy trình sản xuất nem được tiến hành theo thứ tự các bước như sau: thịt phải xuất xứ từ cơ sở uy tín, sau khi mua về được rửa sạch, ráo nước, thái theo thớ, cắt thành từng miếng nhỏ, nhúng qua nước sôi cho chín tái. Sau đó lọc nạc riêng, mỡ riêng rồi xắt nhỏ như con chì, trộn với gia vị, muối mắm, bột ngọt cho vừa đủ đậm đà. Thứ gia vị quyết định tới chất lượng nem là thính gạo. Thính phải làm bằng gạo tẻ hoặc gạo nếp đãi sạch, ngâm với nước ấm cho mềm, tiếp đến là rang cho đến khi hạt gạo chuyển sang màu vàng đều như cánh gián thì được. Cuối cùng, thịt nạc trộn thính gạo lần đầu sẽ được trộn vào cùng bì lợn luộc chín, thái chỉ và thêm chút lá chanh sợi nhỏ cho dậy mùi. Trộn thêm ít thính làm từ đậu tương theo tỷ lệ nhất định để màu đẹp và đậm hơn so với thính gạo. Điều này sẽ tạo hương vị thơm độc đáo cho nem, khi ăn không bị ngán. Việc lựa chọn lá sung cũng phải là loại bánh tẻ không dai cũng không mềm quá…

Nem Phượng là món quà quê dân dã được nhiều người khoái khẩu.
Sau một thời gian gắn bó với nghề, năm 2022 sản phẩm nem của cơ sở Quỳnh Ngọc được UBND TP Hà Nội cấp chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chí OCOP 3 sao. Hiện nay mỗi ngày cơ sở Quỳnh Ngọc sản xuất từ 700 đến 1000 quả nem, phục vụ thị trường các tỉnh phía Bắc và Thủ đô Hà Nội.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Châu Hà Đức Quang, thôn Phượng Nghĩa còn có khoảng 70 hộ dân duy trì nghề làm nem truyền thống và có 3 hộ sản xuất đã được UBND TP Hà Nội công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Vẫn theo ông Hà Đức Quang, nghề làm nem không những giúp cải thiện đời sống của các hộ sản xuất, mà còn giúp lao động nhàn rỗi ở địa phương kiếm thêm thu nhập, vì mỗi giờ gói nem, người lao đồng trả tiền công khoảng trên 30 ngàn đồng…

Dự kiến huyện Chương Mỹ sẽ có 6 đơn vị hành chính cơ sở sau sắp xếp
Kinhtedothi - Huyện Chương Mỹ hiện có 30 xã, thị trấn, dân số hơn 350.000 người và là đơn vị hành chính có diện tích và dân số đứng thứ 3 của Hà Nội. Sau sắp xếp, dự kiến huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cấp xã.

HĐND huyện Chương Mỹ thông qua nghị quyết về chủ trương thành lập 6 đơn vị hành chính cơ sở
Kinhtedothi- Chiều 24/4, HĐND huyện Chương Mỹ họp, quyết nghị thông qua chủ trương thành lập, nơi đặt trụ sở phường Chương Mỹ và 5 xã: Phú Nghĩa, Xuân Mai, Trần Phú, Hòa Phú, Quảng Bị.

Huyện Chương Mỹ phát động “Tháng an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân 2025”
Kinhtedothi- An toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn, chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của công nhân…là nội dung được đề cao tại lễ phát động “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân 2025” của huyện Chương Mỹ.