Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Về Mê Linh thăm Đồi 79 mùa Xuân

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và đông đảo Nhân dân, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Đồi 79 mùa Xuân đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương dịp cuối tuần.

Đến thăm Đồi 79 mùa Xuân, hình ảnh đầu tiên hút mắt du khách là hai hồ nước trong xanh với bạt ngàn những hoa súng, hoa sen. Bao quanh hồ nước là đường đi bộ với hệ thống cây xanh phủ bóng mát rượi.

Từ chân đồi, đi qua 79 bậc thềm lát gạch sạch sẽ là tới đỉnh đồi, nơi đặt bức tượng Bác Hồ.

Theo lời kể của các vị bậc cao tuổi tại xã Thanh Lâm, sau ngày Bác mất, để ghi nhớ công ơn của Người, vào năm 1971, dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhân dân xã Thanh Lâm, huyện Yên Lãng cũ (nay là huyện Mê Linh, TP Hà Nội) đã công đức nhiều đồ gia dụng, đồ thờ cúng quý giá bằng đồng như hạc, lư hương - bát hương, mâm, chân nến… để đúc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bức tượng hoàn thành nặng gần 800kg, được đặt trên đỉnh đồi là một trong những bức tượng Bác Hồ đầu tiên được đúc bằng đồng trên cả nước. Công trình minh chứng cho tấm lòng kính yêu vô hạn của mọi tầng lớp Nhân dân ở mảnh đất này đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Đồi 79 mùa Xuân, huyện Mê Linh đã chấp thuận cho một doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai các dự án phát triển nơi đây thành điểm du lịch văn hóa.

Đơn vị này hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của UBND huyện Mê Linh, đặc biệt là đối với Đền thờ Bác Hồ nằm trên đỉnh đồi - công trình được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004.

Hiện nay, mỗi tuần, Khu tưởng niệm Đồi 79 mùa Xuân tiếp đón hàng ngàn du khách từ khắp các tỉnh, thành ghé thăm, thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc khai thác tốt đồng thời hai yếu tố tâm linh và nghỉ dưỡng đã biến Khu tưởng niệm Đồi 79 mùa Xuân trở thành điểm đến cuối tuần hấp dẫn du khách thập phương.

Tổng Bí thư: Học và làm theo Bác Hồ là một nhu cầu văn hóa
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc học tập và làm theo Bác cần luôn luôn được đổi mới để trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi người và toàn xã hội, một nhu cầu văn hóa đầy tính nhân văn.

Thư của Bác Hồ động viên, khích lệ chiến sĩ Điện Biên 70 năm trước
Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, theo dõi sát sao tình hình ngoài chiến trường và cổ vũ, khích lệ tinh thần, động viên kịp thời các chiến sĩ Điện Biên - những người đang ngày đêm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ" tại Hà Nội
Kinhtedothi - Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội), triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” đã khai mạc. Triển lãm giới thiệu 55 bức tranh do họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh.