Nhiều người dân đã phải chấp nhận thói quen dậy từ rạng sáng để xếp hàng dài tại các siêu thị. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn phải ra về tay trắng vì hàng hóa khan hiếm, trong khi đó giá cả trên chợ đen tăng vọt.
Lực lượng an ninh canh gác bên ngoài các siêu thị.
|
Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này, là các vụ tấn công cướp giật hàng hóa. Cơ quan Quan sát Xung đột Xã hội Venezuela vừa ghi nhận 107 đoạn video cho thấy đám đông người dân xông vào các cửa hàng, tấn công xe tải hoặc gây lộn để tranh giành hàng hóa, đăng tải trên các mạng xã hội.
Trong một vụ việc mới nhất hôm 12/5 vừa qua, vài trăm người đã tấn công 1 chiếc xe tải chở thịt gà, muối và dầu gội đầu sau khi phương tiện này va chạm tại bang Tachira khiến hàng hóa rơi khỏi xe. Theo đó, 15 người đã bị thương, bao gồm 6 nhân viên an ninh cố gắng lao vào kiềm chế đám đông.
Những cảnh tượng này đã làm phức tạp thêm tình hình an ninh trật tự tại Venezuela, quốc gia xuất khẩu dầu có tỷ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới. Nền kinh tế Mỹ Lantinh này đã suy thoái nặng nề kể từ năm 2014, cùng với đó là hàng loạt đợt cắt điện, cắt nước trên diện rộng quốc gia khiến cuộc sống người dân nơi đây rơi vào bất ổn liên tiếp.
Người dân Venezuela xếp hàng để mua thực phẩm, hàng hóa ở Caracas.
|
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đổ lỗi cuộc khủng hoảng do giá dầu lao dốc trên thế giới, hạn hán khiến ngành thủy điện tê liệt và một “cuộc chiến kinh tế” ngầm diễn ra giữa các doanh nhân cùng giới chức cánh tả. Tuy nhiên, cũng có những lời buộc tội chính sách kinh tế của ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez đã gây nên thảm cảnh này. Một cuộc trưng cầu dân ý nhằm lật đổ Tổng thống Maduro đang được thúc giục diễn ra trong năm nay.
Trong một vụ cướp gần dây, các tay lái mô tô đã tập trung để tấn công chiếc xe tải và lấy cắp 650 bao tải bột mì đang được chở tới gần bang Andean của Merida. Lực lượng an ninh cố gắng ngăn chặn kẻ cướp, theo đó 2 cận vệ quốc gia và 4 cảnh sát đã bị thương.
Các luồng dư luận chỉ trích cho rằng đói kém và tuyệt vọng đã đẩy người dân buộc phải trở thành những kẻ cướp bóc và tình hình sẽ càng ngày tồi tệ nếu không có những chính sách khẩn cấp được đưa ra. Những chính sách nhằm nới lỏng những quy định siết chặt quản lý tiền tệ, giá cả đã kìm hãm nguồn hàng nhập khẩu và quá trình sản xuất tại Venezuala, theo The Guardian.
Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Maduro đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày.