Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sao 11 tỉnh thành có chênh lệch lớn về diện tích lấy nước vụ Xuân?

Kinhtedothi - Sau khi kết thúc đợt 1 chống hạn vụ Xuân 2023, diện tích sản xuất nông nghiệp có nước cơ bản đạt theo kế hoạch. Tuy nhiên, chênh lệch về diện tích lấy nước của 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là rất lớn.

Gần 25% diện tích vụ Xuân đã có nước

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để bảo đảm dâng mực nước cho hạ du, các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã tăng cường phát điện từ ngày 13 giờ ngày 3/1/2023 (trước thời điểm bắt đầu lấy nước khoảng 2,5 ngày).

Mực nước sông Hồng tại trạm Thủy văn Hà Nội trong ngày 5/1 đạt trung bình 1,45m, cơ bản bảo đảm cho các công trình thủy lợi đủ điều kiện vận hành trước khoảng 1 ngày so với yêu cầu. Mực nước trong đợt 1 trung bình đạt 1,56m, cao nhất đạt 1,92 m. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt 1 là 1,41 tỷ m3nước.

Công nhân vận hành trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội). Ảnh: Lâm Nguyễn.

Hà Nội và 10 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã tập trung vận hành tối đa các công trình lấy nước phục vụ sản xuất vụ Xuân 2023. Nhờ đó, diện tích có nước tính đến hết đợt 1 là 121.942ha/498.709ha, đạt gần 25% diện tích gieo cấy theo kế hoạch.

Diện tích có nước cụ thể của 11 tỉnh, TP là:  Phú Thọ 51,2%, Nam Định 49,5%, Vĩnh Phúc 47,8%, Ninh Bình 40,1%, Hải Phòng 32,4%, Hà Nam 29%, Thái Bình 14,2%, Hải Dương 9,7%, Hà Nội 4,3%, Bắc Ninh 3,5% và Hưng Yên 0,1%.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), so với một số năm gần đây, diện tích có nước cao hơn 3,4% so với năm 2021 (21,1%), thấp hơn giai đoạn 2018 - 2020 từ 5 - 30% (năm 2020 là 54%, năm 2019 là 54,4%, năm 2018 là 29,5%). Diện tích có nước cơ bản đạt theo kế hoạch đề ra của ngành nông nghiệp.

Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội).

Nhiều địa phương vẫn gặp khó về nguồn nước

Mặc dù tiến độ lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2023 toàn khu vực cơ bản đảm bảo, tuy nhiên có thể nhận thấy, tỷ lệ lấy nước của các tỉnh, TP có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi Phú Thọ, Nam Định và Vĩnh Phúc đã lấy được trên dưới 50% diện tích, thì nhiều địa phương có tỷ lệ cấp nước mới đạt dưới 10% (bao gồm cả Hà Nội).

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ này là bởi các địa phương có tiến độ lấy nước tốt như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Phòng và Hà Nam đã tổ chức lấy nước sớm; các công trình thủy lợi đã được nâng cấp nên tiến độ lấy nước tương đối nhanh.

Các địa phương như Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên chủ yếu lấy nước để thau rửa hệ thống thủy lợi, tích nước trong hệ thống và chưa đưa nước lên ruộng do còn nhiều cây vụ Đông. Các địa phương này thường có tiến độ lấy nước rất nhanh nên sẽ hoàn thành lấy nước trong đợt 2.

Công nhân vận hành trạm bơm dã chiến Ấp Bắc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội).

Cũng theo Tổng cục Thủy lợi, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thành nâng cấp công trình thủy lợi, bảo đảm lấy nước chủ động, ít phụ thuộc vào dòng chảy bổ sung từ các hồ chứa nên sẽ cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy theo đúng thời vụ.

Riêng đối với TP Hà Nội, hiện chưa tập trung lấy nước vào ruộng do tập quán canh tác muộn và một số công trình thủy lợi chưa được nâng cấp, phải lấy nước bằng các trạm bơm dã chiến nên tiến độ lấy nước chậm. Hà Nội cũng là địa phương thường xuyên lấy nước chậm tiến độ so với các tỉnh, TP khác.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm lượng nước xả, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Lương Văn Anh đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo đơn vị liên quan vận hành tối đa công suất phát điện các nhà máy thủy điện để tăng cường nguồn nước về hạ du, nâng mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt trung bình khoảng 1,8 - 1,9m, tạo điều kiện nâng cao hiệu suất lấy nước của các công trình thủy lợi.

Đối với các địa phương đang có diện tích đủ nước thấp và nhiều diện tích khó cấp nước (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên), ông Lương Văn Anh đề nghị cần tiếp tục rà soát diện tích gieo cấy khả năng bị thiếu nước. Lắp đặt các trạm bơm dã chiến và thực hiện phương án bổ sung nguồn nước... 

 

Theo kế hoạch, đợt 2 lấy nước sẽ bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/2 đến 24 giờ ngày 8/2/2023 (tổng cộng 8 ngày). Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tăng cường vận hành phát điện tối đa công suất các tổ máy trước khoảng 2 - 3 ngày; dòng chảy được duy trì ở mức cao (mực nước dự kiến trung bình đạt khoảng 1,8 - 1,9m tại Trạm thủy văn Hà Nội) nên các công trình thủy lợi sẽ có điều kiện thuận lợi để lấy nước...

Hàng ngàn héc-ta sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội đã có nước

Hàng ngàn héc-ta sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội đã có nước

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ