Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao cà phê đường tàu tại phường Hàng Bông vẫn còn đất diễn?

Vân Nhi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mặc dù các lực lượng chức năng phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm đã nhiều lần tổ chức ra quân xử lý “phố cà phê đường tàu” thuộc địa bàn quản lý, tuy nhiên, chỉ được một thời gian, tình trạng tiếp tục tái diễn. Vây đâu là nguyên nhân?

Trước tốc độ phát triển của mạng xã hội, hình ảnh cà phê đường tàu tại Hà Nội nói chung và phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) nói riêng đã trở thành một điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Hà Nội.

Trước đây, hàng quán tại khu vực đường tàu Trần Phú chỉ là những căn nhà tạm, thấp tầng. Ảnh internet.
Trước đây, hàng quán tại khu vực đường tàu Trần Phú chỉ là những căn nhà tạm, thấp tầng. Ảnh internet.

Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội vẫn đang thiếu các điểm du lịch mới lạ, độc đáo. Do đó việc có một điểm thu hút khách đến không chỉ uống cà phê mà còn tìm hiểu về cuộc sống của người Hà Nội, nét độc đáo của tuyến đường sắt đi xuyên qua Thủ đô.

Trái lại, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc hàng chục, thậm chí hàng trăm du khách vô tư đi lại, chụp ảnh, đứng ngồi… sát với khu vực đường tàu là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đến thời điểm này, hàng quán đã là những căn nhà 2, 3 tầng.
Đến thời điểm này, hàng quán đã là những căn nhà 2, 3 tầng.

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, một số người dân trong khu vực cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến phố “cà phê đường tàu” vẫn còn đất diễn. Đầu tiên là tính hiếu kỳ của các du khách. Thứ hai là những bất cập trong công tác quản lý của chính quyền sở tại.

"Phố cà phê đường tàu" phố Trần Phú vẫn đón khách, khách hàng vẫn thản nhiên đi lại trong khu vực hành lang đường sắt. Ảnh chụp sáng ngày 2/7.
"Phố cà phê đường tàu" phố Trần Phú vẫn đón khách, khách hàng vẫn thản nhiên đi lại trong khu vực hành lang đường sắt. Ảnh chụp sáng ngày 2/7.

Anh N.Q.T (một người dân sinh sống trên phố Phùng Hưng hơn 30 năm) chia sẻ, mặc dù các lực lượng chức năng đã bố trí lực lượng chốt trực, dựng barie ngăn du khách di chuyển vào khu vực “phố cà phê đường tàu”. Song, tại một số thời điểm, tình trạng du khách thản nhiên di chuyển trong khu vực này mà không hề được nhắc nhở, ngăn cấm.

Hầu hết công trình vi phạm đều nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt.
Hầu hết công trình vi phạm đều nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt.

Cùng với đó, một số người dân cho biết, để xảy ra tình trạng trên xuất phát từ những bất cập trong công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt.

Công tác quản lý trật tự xây dựng bị buông lỏng là một trong những nguyên nhân "phố cà phê đường tàu" ngày càng phát triển.
Công tác quản lý trật tự xây dựng bị buông lỏng là một trong những nguyên nhân "phố cà phê đường tàu" ngày càng phát triển.

Theo lý giải của anh N.Q.T, các cửa hàng nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt chỉ có diện tích vài mét vuông. Trong quá khứ, đây chỉ là lều nán, nhà 1 tầng… Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, những công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt bỗng nhiên trở thành nhà những cửa hàng, cửa hiệu, quán nước với chiều cao 2, 3 tầng…

Hàng loạt công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Hàng loạt công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Do đó, để ngăn chặn, xử lý dứt điểm những hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông, cùng với việc tăng cường tuyên truyền, chốt trực ngăn du khách di chuyển vào khu vực phố cà phê đường tàu…, các lực lượng chức năng cần rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục phản ánh thông tin vụ việc.