Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sao Sở Giao thông Vận tải 7 địa phương bị phê bình?

Kinhtedothi - Sở Giao thông Vận tải (GTVT) của 7 địa phương vừa bị Cục Đường bộ Việt Nam phê bình vì kết quả giải ngân vốn bảo trì đường bộ chậm.
Kết quả giải ngân vốn bảo trì đường bộ tại nhiều địa phương còn chậm.

Văn bản trên ban hành ngày 22/9/2023 do đích thân Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường ký, gửi tới các Khu Quản lý đường bộ I, II, III, IV; các Sở GTVT quản lý Quốc lộ và các Ban QLDA 3, 4, 5 và 8 của Cục Đường bộ Việt Nam.

Trong văn bản trên, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tính đến ngày 15/9/2023, cơ bản các cơ quan, đơn vị đã thực hiện giải ngân trên 60% dự toán chi nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống Quốc lộ được giao. 

Thế nhưng, theo Cục Đường bộ Việt Nam, vẫn còn một số đơn vị có tỉ lệ giải ngân thấp (không đảm bảo hoàn thành giải ngân vốn được giao). Điển hình là Sở GTVT của 7 địa phương gồm Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong đó, Sở GTVT tỉnh Hòa Bình là đơn vị có tỉ lệ giải ngân thấp nhất (hơn 39%). Tiếp đến là Sở GTVT Thái Nguyên (hơn 46%). Ba đơn vị là Sở GTVT Hà Giang, Sở GTVT Vĩnh Phúc và Sở GTVT Nam Định  cùng có tỉ lệ giải ngân hơn 47%.

 

"Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tăng cường quản lý chất lượng, khối lượng tiến độ và các thủ tục nghiệm thu, thanh toán đúng quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng các tuyến đường quốc lộ, chất lượng, hiệu quả các dự án sửa chữa và công tác bảo dưỡng thường xuyên".

Đạt tỉ lệ giải ngân cao nhất trong nhóm 7 đơn vị bị Cục Đường bộ Việt Nam “réo tên” là Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh và Sở GTVT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng tỉ lệ giải ngân cũng chỉ đạt lần lượt là hơn 48 và hơn 49%.

Trước tình trạng trên, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Sở GTVT 7 tỉnh trên kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục và báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam các khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất giải pháp xử lý trước ngày 30/9/2023.

Cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh, năm 2023, cơ quan này được Bộ GTVT giao gần 12.000 tỷ đồng vốn bảo trì đường bộ, dự kiến đến 15/10/2023 sẽ giải ngân đạt 85% dự toán giao và đến 31/12/2023 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, Cục Đường bộ Việt Nam đã tập trung đôn đốc tiến độ giải ngân, yêu cầu các chủ đầu tư, đảm bảo kết quả giải ngân đến ngày 15/9/2023 phải đạt 80% kế hoạch vốn giao. Tuy nhiên, đến nay các sở GTVT còn chậm so với yêu cầu. 

 

Đối với các công trình được bổ sung kế hoạch bảo trì và giao dự toán chi năm 2023, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các chủ đầu tư, Ban QLDA căn cứ điều kiện triển khai thực tế để quyết định việc cho tạm ứng hợp đồng (không quá 10% tổng mức đầu tư công trình). Các chủ đầu tư, Ban QLDA tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành đúng tiến độ, giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì đã được giao dự toán.

Giảm rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Giảm rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Thị trường ô tô sẽ “ấm” lên những tháng cuối năm

Thị trường ô tô sẽ “ấm” lên những tháng cuối năm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ An: tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ quá tải

Nghệ An: tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ quá tải

10 Apr, 08:31 PM

Kinhtedothi - Để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường nội tỉnh, Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát giao thông, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là các vi phạm liên quan tới nồng độ cồn, chở quá khổ quá tải, vi phạm tốc độ...

Sân bay Đà Nẵng thăng hạng, mở rộng kết nối toàn cầu

Sân bay Đà Nẵng thăng hạng, mở rộng kết nối toàn cầu

10 Apr, 06:07 PM

Kinhtedothi - Hai sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Đà Nẵng lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2025. Đà Nẵng cũng vừa khai trương đường bay quốc tế Dubai - Bangkok - Đà Nẵng, mở rộng kết nối toàn cầu, khẳng định vị thế trung tâm hàng không và du lịch quốc tế của Việt Nam.

Đường sắt đô thị Hà Nội: chủ lực trong phát triển giao thông xanh

Đường sắt đô thị Hà Nội: chủ lực trong phát triển giao thông xanh

10 Apr, 05:04 PM

Kinhtedothi - Trong quý I/2025 đường sắt đô thị Hà Nội đã vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3%. Với sự tăng trưởng vượt bậc, Hà Nội xác định đường sắt đô thị sẽ là phương tiện chủ lực hướng tới mục tiêu phát triển giao thông xanh. 

Vĩnh Phúc: Nghị định 168/NĐ-CP tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tham gia giao thông

Vĩnh Phúc: Nghị định 168/NĐ-CP tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tham gia giao thông

10 Apr, 01:20 PM

Kinhtedothi - Sau 3 tháng triển khai thực hiện Nghị định số 168/NĐ-CP (Nghị định 168) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ