Ngày 22/6, theo lịch TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh sẽ xét xử phúc thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại NaviBank. Trước phiên tòa này, tất cả các bị cáo đều kháng cáo với yêu cầu hủy bản án sơ thẩm (xử mức án nặng nhất 13 năm, nhẹ nhất 7 năm) để điều tra lại nhằm tránh oan sai.
Nhiều vi phạm tố tụng khi giải quyết vụ ánTrong đơn kháng cáo, các bị cáo chỉ ra hàng loạt vi phạm, đó là: Tước bỏ quyền bào chữa với hậu quả xảy ra. Các bị cáo cho rằng trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (giai đoạn 1), họ không được tham gia tố tụng với bất kỳ tư cách gì, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng lại dùng kết quả của bản án xử Huyền Như làm căn cứ buộc tội và tại phiên tòa sơ thẩm HĐXX TAND TP Hồ Chí Minh cũng dựa vào bản án số 02/2015/HSPT ngày 7/1/2015 (xử Huyền Như giai đoạn 1) đã có hiệu lực pháp luật để xem hậu quả là mặc nhiên, từ đó tước đi quyền bào chữa của các bị cáo với việc có gây hậu quả hay không, vốn là yếu tố quyết định cấu thành nên tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.Tiếp đến là vi phạm quyền khiếu nại được quy định tại điều 472 và điều 473 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Tất cả các bị cáo sau khi nhận được các bản cáo trạng của Viện KSND Tối cao đều gửi đơn khiếu nại nhưng... không được trả lời, giải quyết! Bản án số 69 tuy thừa nhận việc không ban hành văn bản giải quyết là sai với BLTTHS nhưng chỉ... rút kinh nghiệm!Ngoài những vi phạm nêu trên, tấc cả các luật sư (gần 30 luật sư của các bị cáo – PV) còn chỉ ra hàng loạt vi phạm khác trong quá trình điều tra ở cấp sơ thẩm. Cụ thể là vi phạm nguyên tắc bổ sung tài liệu, chứng cứ: Phiên tòa sơ thẩm (từ ngày 28/2 đến 19/3) trong quá trình xét hỏi, HĐXX đã tạm ngừng phiên tòa để yêu cầu Viện KSND Tối cao bổ sung tài liệu, chứng cứ. Trong khi đó theo luật quy định các thủ tục bổ sung tài liệu, chứng cứ chỉ được thực hiện trong giai đoạn “chuẩn bị xét xử” trước khi mở phiên tòa. Tiếp đến là vi phạm về tài liệu bổ sung không hợp pháp, chứng cứ buộc tội các bị cáo không được thu thập theo trình tự, thủ tục được quy định tại điều 86 và 87 BLTTHS 2015, đơn cử là các bản sao kê tài khoản, các bản án..., chỉ đến khi xử mới bổ sung theo yêu cầu của HĐXX! Đặc biệt tài liệu sao chụp do Viện KSND cung cấp cho HĐXX lại không được sao y từ bản gốc!“Ngoài hàng lọat vi phạm trên, bản án sơ thẩm số 69 còn nhiều vi phạm khác, như: Vi phạm nguyên tắc tranh luận tại phiên tòa đã được quy định tại điều 322 BLTTHS năm 2015. Rất nhiều vấn đề phải được làm rõ nhưng đại diện Viện KSND đã không tranh luận, không đối đáp để làm rõ, nhiều lần chủ tọa yêu cầu tranh luận nhưng Kiểm sát viên kiên quyết không đối đáp. Bên cạnh đó còn xảy ra vi phạm điều 29 BLTTHS về “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự”, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như các chứng cứ mà HĐXX thu thập tại phiên toà có nhiều chữ viết không phải là tiếng Việt nhưng không được dịch sang tiếng Việt theo đúng quy định”, luật sư Hùynh Phước Hiệp, nhận định.
Có dấu hiệu oan sai và bỏ lọt tội phạm?Theo luật sư Nguyễn Minh Cảnh, vụ án xét xử các bị cáo NaviBank khởi tố, điều tra theo yêu cầu từ bản án phúc thẩm số 02/2015 vụ án Huỳnh Thị Huyền Như nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại mâu thuẫn với nội dung của bản án này!“Trang 28 bản án số 2/2015 nhận định 200 tỷ đã có trong tài khoản (TK) của 4 nhân viên mở tại VietinBank do các cá nhân này không giữ thẻ tiết kiệm... Như vậy, theo bản án phúc thẩm số 2 thì tiền của 4 nhân viên NaviBank đã có trong TK tiết kiệm gửi tại VietinBank. Ngược lại, cáo trạng và bản án sơ thẩm 69 lại cho rằng tiền của 4 nhân viên NaviBank bị Huyền Như chiếm đoạt khi chưa vào TK tiết kiệm. Vậy đâu mới là sự thật? Hay tại trang 86 bản án phúc thẩm số 2 nhận định: Tương tự ACB, NaviBank cũng có chủ trương trái pháp luật... Chủ trương của ACB do HĐQT họp ký văn bản ban hành, vậy chủ trương này của NaviBank do ai ký văn bản ban hành, văn bản đó là gì? Cáo trạng và bản án sơ thẩm kết tội 10 bị cáo không phải thành viên HĐQT là trái với bản án phúc thẩm số 2 và trái với điều 16 nghị định 59/2009 của Chính phủ”, luật sư Cảnh, khẳng định.
Bị cáo Lê Quang Trí, nguyên Tổng giám đốc Navibank. Ảnh: Phan Thương. |
Mong cấp phúc thẩm xem xét, giải oanBị cáo Lê Quang Trí (nguyên Tổng Giám đốc NaviBank) nói: “Tôi cũng như 9 bị cáo trong vụ án này đều mong TAND Cấp cao và Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh cứu xét, giải oan. Bởi lẽ quan điểm của Viện KSND thể hiện qua cáo trạng số 80 ngày 17/11/2017 hoàn toàn mâu thuẫn, trái ngược với các KLĐT số 59 ngày 1/8/2016 và KLĐT số 68 ngày 12/9/2017 mà Viện KSND dùng làm căn cứ buộc tội ở đối tượng phạm tội, hành vi phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội,… và trái ngược với cả cáo trạng số 01 ngày 2/12/2016 của chính Viện KSND trước khi vụ án này được tách ra khỏi vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2. Trước những chứng cứ mà chúng tôi đưa ra chứng minh lời khai của bị án Huỳnh Thị Huyền Như là không phù hợp, HĐXX phiên sơ thẩm đã kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an làm rõ trách nhiệm của các giao dịch viên, kiểm soát viên của VietinBank thực hiện các lệnh chi giả mạo. Kết quả của việc điều tra này có thể làm sáng tỏ ai là người thực sự gây ra hậu quả nghiêm trọng làm mất 200 tỷ đồng (hoặc là 197,5 tỷ đồng) của NaviBank, nhưng HĐXX vẫn tuyên án là chưa xem xét, đánh giá toàn diện các tình tiết của vụ án một cách khách quan, công bằng theo đúng quy định của pháp luật. Việc quy kết tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là oan cho chúng tôi”.