Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sao Tiktok bị cấm tại nhiều quốc gia?

Kinhtedothi - Lo ngại ứng dụng Tiktok làm lộ dữ liệu của người dùng, Chính phủ nhiều quốc gia đang suy nghĩ về việc cấm nền tảng này.

TikTok là một mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc, sử dụng các video âm nhạc được phát hành bởi app tin tức Jinri Toutiao sáng lập năm 2016 tại Trung Quốc. Mạng xã hội này có cách thức hoạt động khá đơn giản là trình chiếu các video ngắn từ vài giây đến 15 giây. Đây là một ứng dụng được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, thời gian gần đây chính phủ một số nước đã  và đang ban hành lệnh cấm ứng dụng này.

Nền tảng xã hội Tiktok sẽ bị cấm ở một số quốc gia.

Ngày 6/3, Truyền thông Australia cho biết, đến nay đã có 25 bộ và cơ quan chính phủ của nước này ban hành lệnh cấm sử dụng mạng xã hội TikTok trên tất cả các thiết bị sử dụng cho công việc.

Trong vài tháng trở lại đây, các cơ quan lập pháp ở Mỹ, châu Âu và Canada đã có nhiều động thái mới để hạn chế truy cập TikTok với nguyên nhân đến từ các rủi ro bảo mật (The New York Times).

Kể từ tháng 11/2022, hơn 20 bang tại Mỹ đã cấm TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp phát và nhiều trường đại học cũng đã chặn TikTok khỏi mạng Wi-Fi trong khuôn viên trường. Ứng dụng này cũng đã bị cấm trong suốt ba năm trên các thiết bị của chính phủ Mỹ được sử dụng bởi Quân đội, Thuỷ quân lục chiến, Không quân và Cảnh sát biển Mỹ.

Thượng nghị sỹ  Mark Warner, Chủ tịch Uỷ ban tình báo Thượng viện cho hay, TikTok là “một trong số các ứng dụng” dự kiến nằm trong danh sách xem xét bị chặn hoàn toàn tại Mỹ. Dự kiến dự luật cấm các sản phẩm công nghệ nước ngoài sẽ được đưa ra trong tuần này.

Dự luật được đưa ra trong thời điểm TikTok chịu sức ép lớn từ phía Washington liên quan vấn đề dữ liệu người dùng Mỹ có thể bị lọt vào tay của chính phủ nước ngoài.

Trước đó Châu Á, Tiktok cũng bị nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm: Thu thập thông tin trái phép, nội dung độc hại, gây chết người là các lý do khiến TikTok bị cấm ở Bangladesh, Indonesia và Ấn Độ.

Đầu tháng 7/2018, chính quyền Indonesia đã đưa ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn này do chứa nhiều nội dung khiêu dâm và không phù hợp.

Giữa tháng 2/2019, TikTok tiếp tục bị cấm ở Bangladesh cũng như bị phạt 5,7 triệu USD ở Mỹ vì thu thập trái phép thông tin của người dùng là trẻ em.

Năm 2020, Google và Apple đều chặn quyền truy cập vào TikTok trên Google Play Store và Apple Store ở Ấn Độ do không phù hợp với văn hóa nước này cũng như là nguyên nhân dẫn đến một số cái chết thương tâm.

Hiện nay, một số quốc gia như Canada và một số nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đã áp đặt lệnh cấm sử dụng Tiktok trên các thiết bị của chính phủ.

Mỹ bắt đầu cấm Tiktok

Mỹ bắt đầu cấm Tiktok

Phương Tây khó cấm cửa TikTok

Phương Tây khó cấm cửa TikTok

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Siết chặt quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân

15 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được đưa ra thảo luận và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu với kỳ vọng sớm hình thành một “lá chắn pháp lý” đủ mạnh để bảo vệ quyền riêng tư của người dân.

Samsung ra mắt Galaxy Ring tại Việt Nam

Samsung ra mắt Galaxy Ring tại Việt Nam

14 May, 02:41 PM

Kinhtedothi - Mới đây, Samsung Việt Nam đã chính thức ra mắt Galaxy Ring - chiếc nhẫn thông minh tích hợp trợ lý sức khỏe cá nhân Galaxy AI mở ra kỷ nguyên mới cho giải pháp theo dõi sức khỏe và giấc ngủ với thiết kế đột phá, nhỏ gọn và tinh tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ