Vì sao tin đồn vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại?

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 24/11, Đảng uỷ Khối các cơ quan TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội. Dự hội nghị có Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan TP Hà Nội Phạm Thị Nguyên Hạnh.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn - Trưởng phòng Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Thành uỷ) chia sẻ tại hội nghị
Tại hội nghị, cộng tác viên dư luận xã hội từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Đảng uỷ Khối các cơ quan TP Hà Nội đã được ông Nguyễn Hoàng Sơn – Trưởng phòng Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Thành uỷ) cung cấp thông tin về một số vấn đề liên quan đến công tác dư luận xã hội. Phân biệt khái niệm về dư luận xã hội và tin đồn. 
“Tin đồn thường “đánh” vào mặt tâm lý, tình cảm nhiều hơn thay vì lý trí. Cùng với đó là dựa vào sự tò mò của các cá nhân trong xã hội. Sự tò mò kết hợp với yếu tố tâm lý, tình cảm của người Việt là cơ sở thúc đẩy hình thành và lan truyền tin đồn” – ông Nguyễn Hoàng Sơn cho biết.
Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, thường là bịa đặt và không đáng tin cậy. Chính vì vậy công tác dư luận xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. “Không thể làm tốt công tác tư tưởng nếu không nắm bắt được dư luận xã hội, không thấy được tâm trạng của cá nhân, các nhóm xã hội. Chỉ khi nắm bắt được dư luận xã hội thì mới có giải pháp phù hợp để làm tốt công tác tư tưởng…” – ông Nguyễn Hoàng Sơn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hồng Sơn cũng đã chia sẻ về việc sử dụng kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý xã hội. Nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội là thiết chế nắm bắt thông tin phản hồi có độ tin cậy cao, giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý xã hội thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ định hướng, hình thành dư luận xã hội tích cực. 
Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội có thể phục vụ quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chủ trương, chính sách; để nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội; giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, các điểm nóng trong xã hội. Vận dụng kết quả dư luận xã hội còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các hành vi tiêu cực trong xã hội; giáo dục luân thường, đạo lý trong xã hội. 
Để phát huy vai trò của dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý xã hội, ông Nguyễn Hoàng Sơn cho biết, cần tạo cơ chế hợp lý để nắm bắt kịp thời thông tin dư luận xã hội. Xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Đồng thời, thông báo công khai, rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân kết quả giải quyết các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần