Việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp sẽ diễn ra trong 1 tháng
Sáng 24/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội.
Tham dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Nguyễn Thị Thanh, Vũ Hồng Thanh.
Phiên họp nhằm cho ý kiến đối với 2 nội dung: Dự thảo Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (theo Kết luận số 129-KL/TW ngày 10/3/2025 về chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013); Dự thảo Báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (theo yêu cầu tại văn bản số 13712-CV/VPTW ngày 10/3/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng).
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ về tiến độ, theo yêu cầu của Bộ Chính trị, thời hạn gửi Văn phòng Trung ương để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến là rất gấp; khẩn trương báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (dự kiến vào đầu tháng 4/2025).
Tính chất, nội dung công việc rất hệ trọng, khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
“Yêu cầu là thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, hiệu quả, đòi hỏi quy trình, thủ tục cần chặt chẽ, bảo đảm, chất lượng, trên cơ sở tính đổi mới, tư duy đột phá. Về cơ chế, bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và ý kiến nhân dân," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong mấy ngày qua, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đã chủ trì, phối hợp khẩn trương, gấp rút nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo Đề án và dự thảo Báo cáo.
Dự thảo Đề án tập trung ở 6 nhóm vấn đề; dự thảo Báo cáo đã tập trung rà soát 58 văn bản của Đảng, 12 điều khoản Hiến pháp năm 2013 và 421 văn bản pháp luật. Dự thảo Đề án rất công phu, gồm 9 loại tài liệu. Dự thảo Báo cáo rõ các phương án đề xuất và hệ thống 3 phụ lục.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định đến thời điểm này, việc xây dựng dự thảo Đề án, dự thảo Báo cáo rất công phu, bài bản; sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan đã trách nhiệm hơn, ý kiến gửi về đủ, chủ động, bảo đảm tiến độ.
Đến nay, đã có 16 cơ quan, tổ chức gửi lại ý kiến và đều tán thành với nội dung cơ bản của Đề án. Việc tiếp thu, giải trình được tiến hành kỹ lưỡng.
Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến vào dự thảo Đề án và dự thảo Báo cáo./.

Trưởng ban Nội chính Trung ương: Bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Kinhtedothi - Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc nhấn mạnh một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của Nghị quyết là đưa thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội.

Hà Nội đề nghị làm rõ mô hình chính quyền cơ sở khi sửa Hiến pháp
Kinhtedothi - Hà Nội đề nghị Bộ Tư pháp làm rõ mô hình cấp chính quyền cơ sở, xác định vị trí việc làm của cán bộ, công chức tương ứng với mô hình chính quyền cơ sở.

Thực hiện quy trình và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 hoàn thành trước 30/6/2025
Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,