Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Viện trưởng VKS Hà Nội: Khởi tố 47 vụ xâm hại trẻ em trong năm 2018

Đạt Lê
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Tội phạm về trật tự xã hội, Viện Kiểm sát (VKS) TP Hà Nội đã khởi tố 1.709 vụ/4.411 bị can... CQĐT đã khởi tố 47 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 44 vụ xâm hại tình dục. Đáng lưu ý, một số vụ giết người có tính chất man rợ; xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân… là thực trạng đáng báo động về đạo đức, lối sống trong xã hội.

Tại kỳ họp thứ 7,  HĐND TP Hà Nội, Viện trưởng Viện Kiểm sát TP Nguyễn Duy Giảng đã báo cáo về công tác kiểm sát năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm 2019.
Truy tố hơn hơn 9500 bị can
 Ông Nguyễn Duy Giảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội.
Tại Kỳ họp, ông Nguyễn Duy Giảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát (VKS TP Hà Nội cho biết: Trong năm qua Cơ quan điều tra (CQĐT) đã khởi tố 6.756 vụ, Viện kiểm sát (VKS) phê chuẩn quyết định khởi tố 10.199 bị can (tăng 297 vụ (4,6%), 293 bị can (2,96%) so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, 1vụ/1bị can về tội Tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Tội phạm về ma tuý: Khởi tố 2.733 vụ, 3.233 bị can; Tội phạm về tham nhũng và chức vụ: Khởi tố 22 vụ/51 bị can; Tội phạm về kinh tế và môi trường: Khởi tố 105 vụ/163 bị can; Tội phạm xâm phạm sở hữu: Khởi tố 2.184 vụ/2.333 bị can; Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp: Khởi tố 2 vụ/7 bị can...
Về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án hình sự: VKSND hai cấp đã thực hành quyền côns tố, kiềm sát chặt chẽ và phối hợp với CQĐT đảm bảo việc phân loại, xử lý có căn cứ đúng pháp luật đối với 7.826 người, tỷ lệ bắt giữ chuyển khởi tố hình sự đạt 99.4%.
Tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra. Gắn công tố với hoạt động điều tra đối với 8.403 vụ/12.994 bị can. đề ra 7.416 bản yêu cầu điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu CQĐT khởi tố 63 bị can: hủv bỏ quyết định khởi tố 24 bị can của CQĐT; không phê chuẩn 19 lệnh bát khẩn cấp, 13 lệnh bắt tạm giam, 145 lệnh tạm giam; khône phê chuẩn gia hạn tạm giữ 9 người; hủy bỏ 88 quyết định tạm giữ; không gia hạn tạm giam 4 bị can...
Các trường hợp phê chuẩn, không phê của VKS trên cơ sở xem xét thận trọng các chứng cứ, tài liệu do CQĐT cung cấp và trực tiếp tham gia các hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015 như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, khám xét... để đảm bảo tính có căn cứ, đúng pháp luật, được CQĐT thực hiện nghiêm túc.
VKS đã truy tố 5.444 vụ/9.581 bị can. Tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 100%, truy to bị can đúng tội đạt 99,8%, vượt 10% (vể thời hạn) và 4,8% (về tội danh) so với chỉ tiêu Nghị quyết số 37 của Quốc hội.
Tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm của VKS chiếm 0.98%, ít hơn 4.02% so với chỉ tiêu của nghành giao. Không có trường hợp nào CQĐT, VKS phải đình chi điều tra do bị can không phạm tội. Qua kiểm sát, VKS đã ban hành 42 kiến nghị với CQĐT và 16 kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp thu áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Khởi tố 47 vụ xâm hại trẻ em
Về tội phạm về trật tự xã hội, VKS đã khởi tố 1.709 vụ/4.411 bị can, tăng 19 vụ, 136 bị can, trong đó: có ý gây thương tích 525 vụ; trong đó, tội giết người 73 vụ (tăng 20 vụ). Đáng lưu ý một số vụ giết người có tính chất man rợ; một số vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn, xô xát cá nhân dẫn đến giết người thân gây bức xúc, dư luận xã hội quan tâm, là thực trạng đáng báo động về đạo đức, lối sống trong xã hội.
Viện trưởng VKS TP Hà Nội cũng cho biết, CQĐT đã khởi tố 47 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 44 vụ xâm hại tình dục (Hiếp dâm neười dưới 16 tuổi: 6 vụ; Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: 30 vụ. tâng 2 vụ so với năm 2017; Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: 8 vụ), 1 vụ giết con mới đẻ. 2 vụ ngược đãi, hành hạ con, điển hình là một số trường hợp trẻ em bị bạo hành, xâm hại trong thời gian dài gây bức xúc dư luận xã hội quan tâm (như: vụ bé trai 9 tuổi bị bố đẻ dùng dây điện đảnh đập nhiều năm ở Đông Anh; vụ bé trai 10 tuổi bị bố đè và mẹ kế bạo hành suốt 2 năm ở Cầu Giấy; vụ dâm ô 6 bé gái tại Trường Tiểu học An Thượng A, Hoài Đức...).
Cũng trong năm 2018, VKS hai cấp TP Hà Nội đã nghiêm túc, chủ động triển khai các yêu cầu công tác của ngành, của địa phương, đặc biệt là triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015...
Kết quả ở một số chỉ tiêu có sự chuyển biến tích cực và cao hơn so với cùng kỳ năm 2017 như tỷ lệ yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra, tỷ lệ kiểm sát các vụ việc đều đạt 100%; tỷ lệ bắt giữ chuyển khởi tố hình sự đạt 99,4%... Tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm của VKS chỉ chiếm 0,98%, ít hơn 4,02% so với chỉ tiêu của ngành. Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm hình sự được chấp nhận đạt 94,2% (tăng 7,1% so với cùng kỳ cao hơn 24,2% so với chỉ tiêu cùa ngành), kháng nghị phúc thẩm án dân sự, hành chính được chấp nhận 100% (tăng 4,2% so với cùng kỳ)....
Viện KSND TP cũng đã phối hợp liên ngành giải quyết tốt các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương, Thường trực Thành ủy Hà Nội theo dõi, chỉ đạo. Đặc biệt, không có trường hợp nào CQĐT, VKS hai cấp phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội; không có trường hợp nào HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Duy Giảng cho biết, tuy vậy, năm 2018 đơn vị vẫn còn một số chỉ tiêu chưa hoàn thành như: Chỉ tiêu tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến; công tác chuyển bản án, quyết định sơ thẩm của VKS cấp dưới lên VKS cấp trên còn chậm, chưa đạt 100% theo quy định, còn một số vụ án hình sự, dân sự bị hủy để điều tra, xét xử lại...
Theo Viện trưởng VKS nhân dân TP, đối với những tồn tại, hạn chế này, VKS Thành phố sẽ chỉ đạo các đơn vị khắc phục trong năm 2019. Tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp ở địa phương, nắm chắc tình hình để tham mưu kịp thời với cấp uỷ địa phương triển khai biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giảm nguy cơ xảy ra các điểm nóng, phức tạp trên địa bàn. Phối hợp giải quyết tốt những vụ án, vụ việc phức tạp. được dư luận xã hội quan tâm; tập trung giải quyết tốt các vụ án lớn về tham nhũng, kinh tế, chức vụ do Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng. Ban nội chính Trung ươns. Ban Nội chính Thành ủy theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc…