Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam đang phụ thuộc vào 63% nguồn nước từ bên ngoài

Kinhtedothi - Sáng 5/11, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo “Khoa học công nghệ với an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biện đổi khí hậu”. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các bộ ngành, đặc biệt là các đại biểu đến từ cộng đồng các nước ASEAN, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)…
Với gần 63% của 840 tỷ m3 tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào, Việt Nam là một quốc gia đã, đang và sẽ phải chịu nhiều thách thức về an ninh nguồn nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước càng trở nên phổ biến hơn. 
 Quang cảnh hội thảo 
Cạnh tranh khai thác, sử dụng nước giữa các ngành, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng gay gắt hơn, nhất là trong mùa khô. Suy giảm rừng đầu nguồn, chất lượng rừng kém cùng với khai thác, sử dụng nước lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp dẫn đến chưa bảo đảm việc sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu ở nhiều khu vực, lưu vực sông.
Trước bối cảnh trên, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ cho các hệ thống công trình thủy lợi và nâng cao năng lực phòng,chống thiên tai với 6.336 hồ chứa, 10.000 đập, 13.000 trạm bơm, 255.000km kênh mương, 25.958km đê kè. Các hệ thống này đã mang lại những kết quả quan trọng cho sản xuất nông nghiệp với xuất khẩu nông sản đạt 40,02 tỷ đô la Mỹ, GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76% (2018), đồng thời góp phần quan trọng xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai. 
 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội thảo 
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, cộng đồng các nước ASEAN đang có nhiều thời cơ nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức đối với yêu cầu phát triển. Đặc biệt là những thách thức về khủng hoảng nguồn nước do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan làm cho thiên tai ngày càng khó dự báo với những diễn biến bất thường, thậm chí chưa từng xảy ra trong lịch sự. 
Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia và cộng đồng ASEAN cùng với các đối tác hỗ trợ cùng nhau xây dựng một chiến lược chung để bảo tồn và phát triển nguồn nước, nâng cao hiệu quả và giá trị sử dụng nước, bền vững về môi trường,đồng thời nâng cao năng lực và khả năng chống chịu trước thiên tai vì mục tiêu phát triển bền vững.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã cùng nhau chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và định hướng phát triển và hợp tác về khoa học công nghệ, nâng cao hơn nữa vai trò của khoahọc công nghệ, chủ động thích ứng trước những thời cơ và thách thức mới. Đặc biệt làtừ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm bảo tồn nguồn nước, nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ