Theo đó, chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (2IPD) của Việt Nam năm 2022 đạt 51 điểm (tăng 4,5 điểm so với năm 2021). các điểm thành phần của 4 tiêu chí đánh giá (độ tin cậy, độ phủ, tình phù hợp, khả năng phục hồi) đều tăng.
Với kết quả đó, Việt Nam đã được xếp vào nhóm các nước đạt cấp độ 6 - đây là cấp độ mà các doanh nghiệp bưu chính được chỉ định đã có những bước phát triển thông qua các hoạt động tích cực để đảm bảo hiệu suất, tốc độ tăng trưởng, góp phần vào phát triển kinh tế quốc gia.
Đây cũng là năm thứ 2 UPU thực hiện xếp hạng chỉ số tích hợp phát triển bưu chính theo phương pháp mới (xếp hạng theo nhóm với cấp độ từ 1 đến 10).
Chỉ số 2IDP cung cấp cái nhìn khái quát nhất về sự phát triển bưu chính toàn và là yếu tố đánh giá những đóng góp của ngành bưu chính vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung. Đồng thời chỉ số này cũng phát huy những hiệu quả đáng kể trong việc đánh giá dịch vụ bưu chính đã hỗ trợ khả năng phục hồi kinh tế các nước sau đại dịch Covid - 19.
Ở nước ta, là doanh nghiệp bưu chính được chỉ định, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) còn đóng vai trò chủ lực trong việc nâng cao chỉ số 2IPD, đóng góp tăng trưởng kinh tế và thứ hạng của nước ta trên trường quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định bưu chính sẽ trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và nền kinh tế số thúc đẩy sự phát triển của chính phủ số. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về bưu chính theo đánh giá của UPU.