Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam gửi lời chia buồn trước sự ra đi của Giáo hoàng Francis

Kinhtedothi - Vào ngày 24/4, tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Tòa thánh Vatican trước sự ra đi của Giáo hoàng Francis vào ngày 21/4 vừa qua.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam gửi lời chia buồn sâu trước sự qua đời của Giáo hoàng Francis. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thay mặt mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc, cùng chia sẻ mất mát với Tòa thánh Vatican, cộng đồng Công giáo toàn cầu và Giáo hội Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước trước sự ra đi của Đức Giáo hoàng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Việt Nam trân trọng vai trò của Giáo hoàng Francis trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, cũng như những chỉ dẫn và khuyến nghị khuyến khích các chức sắc, tu sĩ và đồng bào Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.”

Giáo hoàng Francis đã qua đời vào sáng thứ Hai, ngày 21/4, hưởng thọ 88 tuổi sau hơn 12 năm lên ngôi. Ngài trút hơi thở cuối cùng tại nơi cư trú của mình trong Nhà thánh Marta, Vatican, sau khi bị đột quỵ não dẫn đến hôn mê và suy tim không hồi phục.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Áo

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Áo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành cần sa tại Thái Lan đứng trước "cửa tử"

Ngành cần sa tại Thái Lan đứng trước "cửa tử"

03 Jul, 10:13 AM

Kinhtedothi - Chính phủ Thái Lan đang xem xét tái phân loại cần sa là chất ma túy trong vòng 45 ngày tới. Động thái này khiến nhiều nông dân, doanh nghiệp và chủ cửa hàng lo lắng, khi ngành cần sa từng được kỳ vọng trở thành lĩnh vực tiềm năng trong nông nghiệp, y tế và du lịch tại nước này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ