Việt Nam lần đầu góp mặt trong 50 DN niêm yết tốt nhất châu Á

Hà PhươngTheo Forbes
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vinamilk đã trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong danh sách 50 DN niêm yết tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương (Fab 50) do tạp chí Forbes danh tiếng bình chọn.

Mỗi năm, Tạp chí Forbes lại công bố danh sách 50 DN niêm yết tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương (Fab 50). Theo đó, năm nay các DN Trung Quốc tiếp tục áp đảo danh sách này lần thứ 6 liên tiếp, với 22 đại diện. Ấn Độ và Hàn Quốc xếp sau với lần lượt 8 và 5 DN. Những cái tên nổi bật xuất hiện trong danh sách này là Alibaba, Baidu, LG, Nippon Paint hay Tencent.

Điểm đặc biệt, năm nay là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện DN lọt top 50. Đó là Vinamilk với mức vốn hóa 9,2 tỷ USD và doanh thu năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Năm 2012, Forbes từng dự báo công ty này sẽ sớm lọt Fab 50. Ở thị trường quốc tế, Vinamilk nhiều lần thực hiện hợp đồng cho các đối tác tại các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Canada…
Vinamilk đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.
Vinamilk đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.
Chỉ tính trong 10 năm trở lại đây kể từ khi cổ phần hóa, Vinamilk nộp ngân sách nhà nước trung bình trên 3.000 tỷ đồng/năm. Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước từ sau khi cổ phần hóa năm 2003 đến nay đạt trên 22 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD. Công ty vươn lên Top 100 công ty giá trị nhất Đông Nam Á, Top 300 DN của châu Á (Top 100 ASEAN và Top 300 ASIAN) và Top 50 DN niêm yết tốt nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập (20/8/1976 - 20/8/2016), tập thể Công ty Cổ phần sữa Vinamilk đã vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba (lần thứ 2) của Chủ tịch nước.
Trước khi lọt vào top 50 DN niêm yết tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Công ty cổ phần Sữa Vinamilk là một trong những DN niêm yết tốt nhất cả nước, do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Trong đó, riêng ngành hàng sữa nước, Vinamilk đã chiếm trên 50% thị phần. Năm 2013, hãng đạt doanh thu hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân 5 năm gần nhất đạt hơn 30%.

Vinamilk đã mở thêm 2 nhà máy ở Bình Dương với tổng vốn hơn 4.000 tỷ đồng. Hãng cũng tăng hiện diện ở nước ngoài bằng việc đầu tư thêm cho 2 nhà máy ở Mỹ và New Zealand, đồng thời xây dựng cơ sở mới tại Campuchia. Sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hơn 31 nước trên thế giới.
Việt Nam lần đầu góp mặt trong 50 DN niêm yết tốt nhất châu Á - Ảnh 1
Từ năm 2006, Vinamilk xây dựng trang trại nuôi bò sữa công nghiệp. Đến nay, doanh nghiệp đã có 5 trang trại trên cả nước với tổng vốn 1.600 tỷ đồng. Trong năm tới, đơn vị này dự kiến đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại.

Giai đoạn 2014-2016, Vinamilk tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ Australia và Mỹ để đáp ứng nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (gồm các trang trại của và của nông dân ký hợp đồng bán sữa) là hơn 80.000 con, mỗi ngày cung cấp khoảng 550 tấn sữa tươi nguyên liệu.

Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, số bò sẽ được nâng lên khoảng 100.000 con năm 2017 và 120.000-140.000 con năm 2020. Sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 tăng hơn gấp đôi, lên 1.000-1.200 tấn mỗi ngày.

Đặc biệt, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Vinamilk cũng lọt vào bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á năm 2013 do tạp chí Forbes bình chọn. Theo Forbes, Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất Việt Nam. Kể từ khi niêm yết năm 2006, Vinamilk đã tăng trưởng đều đặn cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy 2012 là năm khó khăn với hầu hết các DN Việt Nam, doanh thu Vinamilk vẫn tăng 23% tương đương 1,3 tỷ USD. Trong khi đó, lợi nhuận ròng tăng gần 40% tương đương 280 triệu USD. Bà Mai Kiều Liên đang nỗ lực đưa sản phẩm của Vinamilk ra thị trường quốc tế và đã xuất khẩu sang 23 nước.
Vinamilk là một trong những DN tích cực hoạt động xã hội nhất Việt Nam
Vinamilk là một trong những DN tích cực hoạt động xã hội nhất Việt Nam
Bên cạnh Vinamilk, DN Alibaba cũng lần đầu xuất hiện trong danh sách này, do mới IPO năm 2014. DN này có vốn hóa áp đảo các DN khác, với 242,5 tỷ USD. Đây là lần thứ 12 Forbes công bố Fab 50. Bước đầu, họ đã lọc ra 1.524 công ty đại chúng có doanh thu hằng năm ít nhất 1,7 tỷ USD. Sau đó, họ loại bỏ các công ty thua lỗ hoặc có doanh thu giảm so với 5 năm trước. Các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước hơn 50%, tỷ lệ nợ trên 50% hoặc DN mẹ nắm hơn 50% vốn cũng không đạt yêu cầu. Cuối cùng, họ kiểm tra hàng chục số liệu tài chính khác để đảm bảo những cái tên còn lại là ngôi sao sáng của khu vực.
Tạp chí Forbes đánh giá qua các năm, bức tranh kinh doanh tại châu Á - Thái Bình Dương đã thay đổi rõ rệt. Năm 2005, các nhà mạng thống trị danh sách này. Nhưng năm nay lại không có đại diện nào. Tương tự, danh sách năm đầu tiên có 11 hãng phần cứng, và hiện chỉ còn một nửa. Ngược lại, bất động sản 3 năm đầu không có đại diện, thì nay lại đóng góp khá nhiều.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần