Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam lên tiếng về khả năng tham gia BRICS

Kinhtedothi - Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu và khu vực, theo đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định.

Ngày 17/8, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đặt câu hỏi về khả năng Việt Nam tham gia  Khối các nền kinh tế mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS). 

Một số quốc gia đang xem xét tham gia BRICS. Ảnh: SABCNews.

Về vấn đề này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, trong hội nghị thượng đỉnh của Khối BRICS tại Nam Phi sắp tới lần thứ 15, vào ngày 24/8 tới, Việt Nam là một trong 71 nước mời tham dự hội nghị.

Cụ thể, Việt Nam dự kiến sẽ cử đại diện tham gia hội nghị BRICS châu Phi và hội nghị đối thoại BRICS mở rộng, bà Phạm Thu Hằng thông tin. 

Là một thành viên tích cực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu và khu vực.

"Cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của nhóm BRICS,” Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

Nam Phi đang là quốc gia chủ tịch BRICS. Các nước BRICS hiện chiếm hơn 40% dân số thế giới, tạo ra hơn 30% GDP của thế giới.

 

BRICS dám khởi đầu?

BRICS dám khởi đầu?

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo hộ công dân tại Myanmar: người vi phạm pháp luật ở nước ngoài phải tự chi trả chi phí hồi hương

Bảo hộ công dân tại Myanmar: người vi phạm pháp luật ở nước ngoài phải tự chi trả chi phí hồi hương

17 May, 04:11 PM

Liên quan đến việc đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước, ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã chia sẻ với báo giới về phương án tiếp nhận công dân. Theo thông tin từ phía Myanmar, nhiều công dân Việt Nam được cho là người nhập cư và lao động bất hợp pháp, buộc phải rời khỏi nước này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ