Việt Nam - Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy tiến độ các dự án ODA
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ủng hộ việc các cơ quan chức năng của Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) gặp gỡ định kỳ để thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án ODA chậm tiến độ tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tiếp Phó Chủ tịch điều hành cấp cao JICA Junichi Yamada - Ảnh: VGP
Theo TTXVN, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh quan điểm trên trong buổi tiếp Phó Chủ tịch điều hành cấp cao JICA Junichi Yamada, tại Trụ sở Chính phủ trưa 23/8.
Phó Thủ tướng Thường trực bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên các lĩnh vực.
Đặc biệt, Nhật Bản luôn là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu về ODA, chiếm 30% tổng số vốn của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho Việt Nam, khoảng 29,3 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,8 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định Việt Nam đánh giá cao, cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ nguồn vốn ODA trong gần 30 năm qua, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng đánh giá cao vai trò, những đóng góp quan trọng của JICA và cá nhân ông Junichi Yamada trong việc thúc đẩy, triển khai các dự án ODA tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam, đặc biệt là các khoản ODA thế hệ mới đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thống nhất.
Hiện Bộ Tài chính đang tích cực trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về đề xuất khoản vay Chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế. Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Bộ Tài chính và JICA phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy các thủ tục tiếp theo để hai bên sớm đạt kết quả cụ thể.
Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân và định hướng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy một số dự án ODA chậm tiến độ cũng như định hướng hợp tác ODA giữa hai nước trong thời gian tới.
Kinhtedothi - Chiều 9/6, tại phiên chất, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, việc giải ngân vốn đầu tư ODA còn ở mức thấp so với tình hình giải ngân nói chung. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19; năng lực giải ngân còn hạn chế…
Liên quan đến việc đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước, ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã chia sẻ với báo giới về phương án tiếp nhận công dân. Theo thông tin từ phía Myanmar, nhiều công dân Việt Nam được cho là người nhập cư và lao động bất hợp pháp, buộc phải rời khỏi nước này.
Kinhtedothi - Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, hai bên đã ra Tuyên bố chung, khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ hữu nghị, mở rộng hợp tác toàn diện và đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước.
Kinhtedothi - Ngày 16/5/2025, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Kinhtedothi - Chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan từ ngày 15-16/5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Kinhtedothi - Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 15/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng đã phối hợp đưa hơn 450 công dân Việt Nam từ Myanmar về nước an toàn, đồng thời đang tiếp tục xử lý để hỗ trợ khoảng 200 người còn lại.