80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam sắp có hệ thống xử lý tấn công mạng

Kinhtedothi - Đây là một trong những yếu tố quan trọng được Chính phủ xác định trong quá trình đảm bảo an toàn thông tin mạng quy mô quốc gia.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Mới đây, để đảm bảo an toàn thông tin mạng quy mô quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các Bộ có liên quan và nhà mạng đầu tư xây dựng hệ thống, nền tảng nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chủ trì xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin, hệ thống xác thực điện tử quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ này cũng sẽ đóng vai trò chính trong việc nâng cao năng lực và tổ chức vận hành hiệu quả mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên phạm vi toàn quốc.

Đáng chú ý, việc xây dựng hệ thống xử lý tấn công mạng internet quy mô quốc gia sẽ có sự góp mặt của các DN cung cấp dịch vụ viễn thông, internet.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra định kỳ, cập nhật hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin mạng, triển khai diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia... cũng sẽ có sự tham gia phối hợp của các cơ quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Mặt khác, việc phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin mạng bằng việc đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm an toàn thông tin nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ cũng sẽ được đẩy mạnh.

DN vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng sẽ được hỗ trợ xúc tiến đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nội địa cũng nằm trong diện được hỗ trợ phát triển.

Được biết, Chính phủ đã xác định đến năm 2020, tỷ lệ các sự cố mất an toàn thông tin mạng xảy ra do nhận thức yếu kém, chủ quan, bất cẩn của con người phải ở dưới mức 50%. Đồng thời đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế.

Không những thế, tới thời điểm trên sẽ hình thành cơ bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống kiểm định, đánh giá về an toàn thông tin. Phát triển tối thiểu 5 sản phẩm an toàn thông tin thương hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước. DN Việt đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ an toàn thông tin trong nước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ