Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam - Trọng điểm đầu tư của doanh nghiệp Nhật

Kinhtedothi - 70% số doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục xem đây là một trọng điểm đầu tư.
Đây là một trong những kết quả khảo sát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại dương năm 2013, được Tổ chức thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) công bố ngày 24/2 Tại TP.HCM.

Cũng theo kết quả khảo sát, có 90% doanh nghiệp cho rằng lý do chính để mở rộng kinh doanh là doanh thu tăng. Riêng đối với doanh nghiệp phi sản xuất bị hấp dẫn bởi hai yếu tố gồm khả năng tăng trưởng và có tiềm năng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Bên cạnh đó, Việt Nam xếp thứ 4 trong số 15 quốc gia có nguồn lao động dễ tuyển dụng và tình hình chính trị-xã hội ổn định… cũng tạo nên ưu thế về môi trường đầu tư của Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả chương trình khảo sát cũng cho thấy, môi trường đầu tư Việt Nam tồn tại một số quan ngại vì vẫn nằm trong toàn bộ năm hạng mục được cho là rủi ro cao gồm chính sách pháp luật, thủ tục hành chính, chế độ thuế, thủ tục thuế quan và chi phí nhân công.

Mặt khác, dù tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam ngày càng tăng nhưng cũng chỉ chiếm 32,2%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như Trung Quốc (64%), Thái Lan (53%), Malaysia (42%), Indonesia (41%)…

Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện JETRO tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình cải tiến về chính sách và thể chế vì đây là những rủi ro mà các doanh nghiệp Nhật Bản quan ngại nhiều nhất.

Ngoài ra, để nâng cao tính cạnh tranh về chi phí thì tỷ lệ nội địa hóa là vô cùng cần thiết. Do đó, Chính phủ phải đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước ở ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các hình thức cho vay vốn lãi suất thấp, phát triển nguồn nhân lực…

Cũng theo ông Yasuzumi Hirotaka, trong những năm gần đây cơ quan hành chính Việt Nam có xu hướng lắng nghe, giải quyết từng vấn đề cụ thể cho doanh nghiệp và đây là con đường ngắn nhất để thu hút đầu tư vào Việt Nam hiệu quả.

TP.HCM hiện không còn lợi thế về quỹ đất và chi phí thuế đất so với các tỉnh, thành khác như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… nhưng bù lại thành phố có nguồn lao động chất lượng cao, thu nhập bình quân theo đầu người gấp hai lần cả nước là những điều kiện để hấp dẫn các nhà đầu tư ở lĩnh vực dịch vụ, thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Chương trình khảo sát này có sự tham gia của gần 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào 20 quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á và châu Đại dương, trong đó nhận được kết quả hợp lệ từ 4.561 doanh nghiệp.

Riêng tại Việt Nam, chương trình khảo sát thu được kết quả hợp lệ từ 435 doanh nghiệp.

Theo JETRO, mục tiêu của chương trình là nắm rõ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại dương, từ đó giúp cải thiện môi trường đầu tư để doanh nghiệp triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh thuận lợi ở khu vực này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ