Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vietcombank, ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt Top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất trong bảng xếp hạng của Nikkei

Kinhtedothi- Lựa chọn của Nikkei dựa trên vốn hóa thị trường, tiềm năng tăng trưởng và cân bằng địa lý. Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên mạng lưới các văn phòng của Nikkei trên khắp châu Á.

Tạp chí Nikkei vừa công bố Bảng xếp hạng Asia300, cung cấp cái nhìn tổng quan về những doanh nghiệp đang hướng tới việc trở thành lực lượng thống trị trong thế kỷ 21. Đây là danh sách độc quyền của Nikkei về các công ty lớn nhất và phát triển nhanh nhất từ các nền kinh tế trên khắp lục địa. 

 Bảng xếp hạng Asia300 của Nikkei (Nguồn: Nikkei Asian Review)
Lựa chọn của Nikkei dựa trên vốn hóa thị trường, tiềm năng tăng trưởng và cân bằng địa lý. Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên mạng lưới các văn phòng của Nikkei trên khắp châu Á.
5 đại diện của Việt Nam gồm: Vietcombank, FPT, PetroVietnam, Vinamilk và Vingroup có mặt trong danh sách Asia300 của Nikkei.
Nikkei đồng thời cũng công bố top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất trong bảng xếp hạng này và có xếp thứ hạng. Nikkei cho biết: "Bảng xếp hạng cung cấp một chuẩn mực cho hiệu suất của các công ty lớn ở châu Á. Ngoài xếp hạng tổng thể, danh sách này còn phân tích năm chỉ số đã sử dụng để tính toán các bảng xếp hạng - tăng trưởng trung bình 5 năm về doanh thu và lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ lệ của các cổ đông vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản". 
Ba doanh nghiệp Việt Nam lọt top 100 là Vinamilk - đứng vị trí thứ 25, Vietcombank - đứng thứ 54 và PetroVietnam, xếp thứ 84.
Năm 2018, Vietcombank được ghi nhận là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động với lợi nhuận hợp nhất đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017. Các chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Trên thị trường chứng khoán, Vietcombank đã xuất sắc vươn lên trở thành nhà quán quân về lợi nhuận, xếp trên các tên tuổi lớn và trở thành ngân hàng Việt Nam có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất vượt 10 tỉ đô la Mỹ.
Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2018, Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2019 với lợi nhuận trước thuế đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận hợp nhất đạt 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch năm 2019. Vietcombank tiếp tục có giá trị vốn hóa lớn nhất trong các ngân hàng niêm yết và vươn lên là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ