Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP

Kinhtedothi - Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết bền vững và ổn định đầu ra cho người dân, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai mô hình chuỗi sản xuất – tiêu thụ gà thương phẩm theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Sau thời gian thực hiện, mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế lẫn khả năng nhân rộng.

Phát triển theo hướng bài bản, quy mô lớn

Ông Vũ Hoàng Lân, Trưởng phòng Khuyến nông, chăn nuôi thủy sản (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAHP hiện được triển khai tại 6 địa phương gồm: huyện Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Tam Dương, huyện Sông Lô và huyện Tam Đảo. Mỗi địa phương triển khai chăn nuôi 5.000 con, nâng tổng quy mô toàn tỉnh lên 30.000 con gà thương phẩm.

Không chỉ hỗ trợ giống, thức ăn, thuốc thú y, mô hình còn đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi. Theo ông Vũ Hoàng Lân – Trưởng phòng Khuyến nông, chăn nuôi thủy sản (Trung tâm Khuyến nông tỉnh), khoảng 300 nông dân trong và ngoài mô hình đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại và quy trình liên kết tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAHP.

“Sau tập huấn, 100% học viên áp dụng kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Các hộ tham gia mô hình đều chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh”, ông Lân chia sẻ.

Mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAHP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đầu ra ổn định. Ảnh: Lương Giang.

Thực tế cho thấy, việc áp dụng quy trình VietGAHP đã giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất rõ rệt so với chăn nuôi đại trà. Nhờ nuôi theo quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, gà được theo dõi phòng bệnh đầy đủ, tỷ lệ sống cao, tốc độ tăng trưởng tốt. Trọng lượng bình quân mỗi con đạt 2,35kg; hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) đạt 2,9 – phù hợp tiêu chuẩn VietGAHP. Đặc biệt, tỷ lệ nuôi sống đạt tới 95,4%, dù thời tiết diễn biến bất lợi và dịch bệnh có chiều hướng phức tạp.

Một điểm tích cực khác là sản phẩm gà thịt theo mô hình đều có hợp đồng bao tiêu, giúp nông dân yên tâm sản xuất, không còn bị động đầu ra như trước. Trung bình, mỗi 1.000 con gà mang lại lợi nhuận gần 19 triệu đồng (chưa tính công lao động), cao hơn 5,3 triệu đồng so với chăn nuôi không theo mô hình.

Cùng với hiệu quả kinh tế, người dân còn được hỗ trợ chi phí sản xuất: 50% chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng; 70% chi phí cấp giấy chứng nhận VietGAHP và 100% chi phí tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật, hội nghị tham quan – tổng kết mô hình.

Thay đổi tư duy, bảo vệ môi trường phù hợp xu thế nông nghiệp hiện đại

Một trong những kết quả nổi bật của mô hình là tạo được sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người dân. Không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm truyền thống, bà con dần tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, xử lý chất thải hợp vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Việc áp dụng quy trình VietGAHP còn giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A/H5N1 từ gia cầm sang người, từ đó đảm bảo an toàn dịch tễ và sức khỏe cộng đồng.

Mô hình chuỗi chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAHP tại Vĩnh Phúc là hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp sạch. Ảnh Lương Giang.

Mô hình cũng sử dụng các giống gà có chất lượng cao, điển hình là gà Mía lai – giống gà phù hợp với điều kiện địa phương, thịt thơm ngon, sức đề kháng tốt và dễ thích nghi với biến đổi khí hậu.

Từ những kết quả đã đạt được, có thể thấy mô hình chuỗi chăn nuôi gà thương phẩm theo VietGAHP tại Vĩnh Phúc là hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp sạch, hiện đại. Mô hình không chỉ giúp nâng cao thu nhập, mà còn tăng năng lực sản xuất, khả năng liên kết và tiếp cận thị trường của nông dân.

Việc cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho 1 tổ hợp tác và ký kết thành công 1 hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm cũng là tín hiệu tích cực, tạo tiền đề nhân rộng mô hình ra các địa phương khác trong thời gian tới.

Vĩnh Phúc: làm rõ nguyên nhân vụ cháy 20ha rừng

Vĩnh Phúc: làm rõ nguyên nhân vụ cháy 20ha rừng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bỏ thuế khoán hộ kinh doanh: minh bạch doanh thu, tránh thất thu thuế

Bỏ thuế khoán hộ kinh doanh: minh bạch doanh thu, tránh thất thu thuế

28 Apr, 03:50 PM

Kinhtedothi – Việc thay đổi phương thức quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, chuyển từ thuế khoán sang xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế kỳ vọng sẽ tạo ra một “cuộc cách mạng” trong quản lý thuế, nhằm minh bạch doanh thu, tránh tình trạng thất thu thuế.

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

28 Apr, 03:00 PM

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam. Đây là sự công nhận cho những nỗ lực trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, từ đó khẳng định uy tín và vị thế của SeABank trên thị trường.

Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị: Lời giải cho bài toán tiêu thụ

Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị: Lời giải cho bài toán tiêu thụ

28 Apr, 01:42 PM

Kinhtedothi- Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã giúp các làng nghề phát triển hàng Việt đặc thù. Tuy nhiên, khó khăn là việc đưa sản phẩm vào siêu thị tiêu thụ lại không dễ dàng. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi ngành công thương đẩy mạnh kết nối nhà sản xuất với DN bán lẻ, siêu thị qua đó đưa sản phẩm OCOP vươn xa.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ