Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Kinhtedothi - Quý I/2025, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra sôi động, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, đi lại và sản xuất kinh doanh. Nhưng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tỷ lệ doanh nghiệp đối diện với khó khăn vẫn còn cao.

Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại tỉnh Vĩnh Phúc đạt khoảng 20.970,3 tỷ đồng, tăng 11,88% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa: Sỹ Hào.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,88%

Thông tin từ Chi cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 đạt khoảng 20.970,3 tỷ đồng, tăng 11,88% so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 16.609,4 tỷ đồng, tăng 10,43% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động vận tải ổn định, doanh thu toàn ngành tăng 8,47%.

Trong 12 nhóm ngành, có 10/12 ngành hàng có doanh thu tăng, trong đó 6 ngành tăng với tốc độ hai con số: đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 68,11%; hàng may mặc tăng 30,91%; hàng hóa khác tăng 17,88%; ô tô con tăng 14,67%; nhiên liệu khác tăng 12,38%; lương thực, thực phẩm tăng 10,04%.

Ở chiều ngược lại, thống kê của cơ quan chuyên môn cũng ghi nhận tình trạng suy giảm của một số nhóm ngành. Trong đó, nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 3,40% do quy định hạn chế dạy thêm; dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy và xe cơ giới khác giảm 11,54% do nhu cầu bảo dưỡng giảm và xu hướng sử dụng xe điện ngày càng nhiều.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 1.823,5 tỷ đồng, tăng 20,59% so với cùng kỳ năm trước (dịch vụ lưu trú đạt 179,9 tỷ đồng, tăng 21,68%; dịch vụ ăn uống đạt 1.643,6 tỷ đồng, tăng 20,47%). Hoạt động lễ hội, du lịch tâm linh và chất lượng phục vụ ngày càng tốt đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Doanh thu du lịch lữ hành quý I đạt khoảng 38,6 tỷ đồng, giảm 4,85% so với cùng kỳ, nguyên nhân do xu hướng du lịch tự túc ngày càng phổ biến, người dân hạn chế sử dụng tour trọn gói từ các công ty lữ hành.

Trong quý I, nhu cầu đi lại, gia tăng rõ rệt đã tạo điều kiện cho hoạt động vận tải hành khách tại tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tăng trưởng khá, ước tính đạt 487,4 tỷ đồng, tăng 25,40% so với cùng kỳ năm 2024; vận chuyển 11,5 triệu lượt hành khách, luân chuyển đạt 670,2 triệu hành khách.km.

Ngược lại, hoạt động vận tải hàng hóa trong quý I có phần chững lại. Doanh thu ước tính đạt 1.395,2 tỷ đồng, giảm 1,05% so với cùng kỳ; vận chuyển hơn 12,5 triệu tấn hàng hóa và luân chuyển đạt 1.216,9 triệu tấn.km. Trong đó, vận tải hàng hóa đường bộ đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 2,62% so với cùng kỳ; vận chuyển 5,7 triệu tấn hàng và luân chuyển 496,6 triệu tấn.km;

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa cũng chỉ đạt doanh thu 393,4 tỷ đồng, giảm 9,29% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do mực nước trên sông Hồng và sông Lô thấp, ảnh hưởng đến việc di chuyển của các tàu hàng, đặc biệt là tàu có trọng tải lớn.

Số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng kinh doanh tăng

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng ghi nhận số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể vẫn có chiều hướng gia tăng với 764 doanh nghiệp, tăng 29,49% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi số lượng doanh nghiệp mới thành lập tính đến ngày 20/3 là 344, và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 189 (thấp hơn khá nhiều so với số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động), đồng thời cũng giảm 46,36% về vốn đăng ký (chỉ có 1.886 tỷ đồng). Các doanh nghiệp mới thành lập và quay trở lại hoạt động, dự kiến sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 2.489 lao động.

Cơ quan chuyên môn cũng cho biết, theo kết quả thăm dò khảo sát các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ có 70,4% các doanh nghiệp được hỏi đưa ra đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2025 tích cực hơn quý IV/2024. Còn lại 29,6% doanh nghiệp đánh giá họ sẽ đối diện nhiều khó khăn hơn.

Tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Sỹ Hào. 

Trong quý I/2025, hai yếu tố “nhu cầu thị trường trong nước thấp” và “tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước cao” vẫn là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tỉ lệ lựa chọn lần lượt là 50,9% và 45,4%; 18,5% lựa chọn yếu tố “khó khăn về tài chính”, giảm 8,9 điểm phần trăm so với quý IV/2024.

Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II/2025: có 57,4% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá tốt hơn quý I/2025; 27,8% doanh nghiệp nhận định giữ ở mức ổn định, và 14,8% doanh nghiệp đánh giá sẽ gặp khó khăn hơn.

Căn cứ trên tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, cơ quan chuyên môn cũng đưa ra nhận định để duy trì đà tăng trưởng, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn để họ có thể vượt qua khó khăn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tận dụng "khoảng lặng" thuế quan, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu

Tận dụng "khoảng lặng" thuế quan, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu

13 Apr, 04:13 PM

Kinhtedothi - Việc cần làm ngay của các DN Việt Nam là phải thỏa thuận với các nhà nhập khẩu Mỹ cùng chia sẻ rủi ro, tranh thủ xuất khẩu các đơn hàng đã ký kết; đồng thời, khẩn trương điều chỉnh chiến lược hoạt động kinh doanh và chủ động các biện pháp ứng phó lâu dài.

Thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn

Thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn

13 Apr, 07:02 AM

Kinhtedothi – Tính đến hết quý I/2025, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đây là tiền đề quan trọng để cả nước bước vào giai đoạn mới với mục tiêu đưa nông thôn tiến gần thành thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ