Vĩnh Phúc: chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I tăng trưởng khá
Kinhtedothi - Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý I/2025 của tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận mức tăng khá, hơn 12,74% - đây là mức tăng trưởng trong 3 năm liên tiếp từ 2023 - 2025, và chỉ thấp hơn mức tăng 13,91% của quý I/2022 giai đoạn 2021 - 2025.
Quý I/2025, trong các ngành công nghiệp cấp II, tỉnh Vĩnh Phúc có tới 23/25 ngành có IIP tăng và chỉ có 2/25 ngành có IIP giảm so cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng
Thông tin từ Chi cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, cùng với sự hỗ trợ của các cấp ngành chức năng, các doanh nghiệp trên địa bàn đã chủ động mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tháng 3/2025, ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp IIP tăng 13,05% so với tháng trước và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2024. So với tháng trước, ngành khai khoáng tăng 4,44%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,08%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 11,86%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,7%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 6,89%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 27,59%.
Quý I/2025, trong các ngành công nghiệp cấp II, có tới 23/25 ngành công nghiệp có IIP tăng và chỉ có 2/25 ngành có IIP giảm so cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất các ngành công nghiệp chủ lực ghi nhận mức tăng trưởng tích cực: ngành linh kiện điện tử tăng 12,27%, nhờ hoạt động đầu tư mở rộng và nhiều dự án mới đi vào sản xuất, qua đó giúp gia tăng sản lượng và doanh thu.
Ngành ô tô và xe máy tăng 22,42% và 7% nhờ sức mua cải thiện, doanh nghiệp đẩy mạnh khuyến mãi và nâng cấp sản phẩm; ngành sản xuất kim loại và khoáng phi kim loại lần lượt tăng 27,16% và 5,04% với thị trường tiêu thụ duy trì ổn định.
Sản lượng sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu ghi nhận sự tăng trưởng
Tháng 3/2025, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận sản phẩm xe máy các loại có sản lượng giảm 7,91% so với cùng kỳ năm trước. Còn lại sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có sản lượng tăng.
Tính chung cả quý I/2025, ước tính sản lượng sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều tăng so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tăng cao nhất là sản phẩm điện thoại di động với mức tăng 106,5%.
Chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp tại Vĩnh Phúc cũng tăng 0,09% so với quý I/2024. Trong đó, một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như dệt may, da giày, linh kiện điện tử… ký thêm được nhiều đơn hàng nên đã tăng cường tuyển dụng lao động, đáp ứng tiến độ giao hàng cho đối tác. Trong đó, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tháng 3/2025 tăng 1,28% so với tháng trước và tăng 1,80% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp tại Vĩnh Phúc trong quý I/2025 tăng 0,09% so với quý I/2024. Ảnh minh họa
Tháng 3/2025, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 11,56% so với tháng trước và tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, phần lớn các ngành công nghiệp cấp 2 được ghi nhận có chỉ số tiêu thụ tăng: ngành dệt tăng 38,97%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 57,41%; ngành sản xuất xe có động cơ tăng 97,63%.
Ngược lại, Vĩnh Phúc cũng có 7 ngành công nghiệp (trong tổng số 18 ngành) ghi nhận chỉ số tiêu thụ giảm; trong đó, giảm mạnh nhất là ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 23,60% và ngành sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 15,96%.
Tháng 3/2025, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số tồn kho giảm 7,75% so với tháng trước và giảm 17,10% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: ngành sản xuất thiết bị điện tăng 37,08%; ngành sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 14,91%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 10,59%.
Ngược lại, các ngành có chỉ số tồn kho giảm đáng kể là ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 35,12%; ngành sản xuất xe có động cơ giảm 36,58%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 29,21%.
Từ quý II đến hết năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao.
Vĩnh Phúc: quyết định giao 1.056 chỉ tiêu hợp đồng cho ngành giáo dục
Kinhtedothi - Ngày 2/4 tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định giao hơn 1.000 chỉ tiêu hợp đồng cho ngành giáo dục tại địa phương này trong năm 2025.

Vĩnh Phúc: siết chặt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng
Kinhtedothi - Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại một số địa phương ở Vĩnh Phúc còn nhiều tồn tại. Tình trạng vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng công trình trái phép, vi phạm hành lang an toàn giao thông chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời và dứt điểm.
Vĩnh Phúc: hơn 19.000 học sinh đăng ký thi tuyển vào lớp 10
Kinhtedothi - Thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026 tại tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến có hơn 19.000 thí sinh đăng ký dự thi.